ho huron 5 1

Ghé thăm Hồ Huron – “thủ đô tàu đắm của Canada”

Là một hồ nằm trong Ngũ Đại Hồ (Great Lakes) thuộc Bắc Mỹ, Hồ Huron có diện tích mặt nước lên đến hơn 116.500 km². Hồ Huron còn được mệnh danh là “thủ đô tàu đắm của Canada” với hơn 1.000 xác tàu nằm dưới mặt nước.

Hồ Huron bao gồm phần phía Đông của Hồ Michigan-Huron, có cùng độ cao bề mặt với phần phía Tây của hồ, kết nối với eo Mackinac có kích thước rộng 8km và sâu 37m. Về phía Bắc và phía Đông, hồ giáp bang Ontario, Canada. Về phía Nam và phía Tây, hồ giáp bang Michigan, Hoa Kỳ. Tên hồ có nguồn gốc từ những nhà thám hiểm người Pháp đầu tiên khi họ đặt tên theo người Wyandot sinh sống trong khu vực là Huron.

Hồ Huron là hồ lớn thứ hai trong Ngũ Đại Hồ và là hồ nước ngọt lớn thứ ba trên Trái Đất (hoặc hồ lớn thứ tư, nếu biển Caspi được tính là một hồ). Tuy nhiên, theo khối lượng nước, hồ Huron chỉ là hồ lớn thứ ba trong Ngũ Đại Hồ, bị Hồ Michigan và Hồ Thượng vượt qua. Khi đo ở mực nước thấp, hồ có thể tích là 3.500km3 và chiều dài đường bờ (bao gồm tất cả các đảo) là 6.159km.

ho huron 3

Hồ Huron có độ cao so với mực nước biển tính từ mặt hồ là 176m. Hồ có độ sâu trung bình là 59m, trong khi đó độ sâu tối đa là 230m. Hồ có chiều dài 332km và chiều rộng lớn nhất là 295km. Vịnh Georgian là vịnh lớn nhô ra phía Đông Bắc từ Hồ Huron vào Ontario, Canada. Một đặc điểm đáng chú ý của hồ là đảo Manitoulin, ngăn cách kênh North và vịnh Georgian khỏi vùng nước chính của hồ. Đảo Manitoulin cũng là hòn đảo hồ lớn nhất thế giới. Một vịnh nhỏ hơn nhô ra phía Tây Nam từ Hồ Huron vào Michigan được gọi là vịnh Saginaw.

Trong lịch sử, người ta ghi nhận có hơn 1.000 vụ đắm tàu ở Hồ Huron. Trong đó, 185 vụ xảy ra ở Vịnh Saginaw và 116 vụ được tìm thấy ở khu bảo tồn Biển Quốc gia Vịnh Thunder có diện tích 1.160km2, được thành lập vào năm 2000. Vịnh Georgian chứa 212 vụ chìm tàu. Bởi vậy mà ngày nay, Hồ Huron được mệnh danh là “thủ đô tàu đắm của Canada”.

Không chỉ nổi tiếng với nhiều xác tàu đắm, khu vực Hồ Huron còn thu hút du khách với cảnh đẹp tại Công viên Hải dương Quốc gia Fathom Five. Khu bảo tồn biển này là một điểm lặn hấp dẫn nhờ có làn nước mát trong xanh cùng hơn 20 con tàu đắm nằm dưới đáy hồ.

ho huron 1

Một trong những điểm lặn nổi tiếng nhất ở Fathom Five là vị trí của xác tàu đắm mang tên “Sweepstakes”. Con tàu xấu số này đã đâm phải đá ngầm gần đảo Cove và dần chìm xuống vùng nước của hồ Huron.

Ngày nay, vị trí đắm của tàu Sweepstakes trở thành địa điểm phổ biến dành cho những người thích lặn bình khí và ống thở, vì mực nước nông khiến mọi người dễ dàng nhìn thấy tàu từ mặt nước. Nơi đây cũng có nhiều loài thủy sinh cư trú. Chính vì vậy, khi du khách lặn xuống hồ sẽ được chào đón bởi thế giới sinh vật vô cùng phong phú bám quanh thân tàu.

ho huron 2

Sau khi khám phá Sweepstakes, du khách sẽ tiếp tục choáng ngợp trước tàu hơi nước W.L Wetmore vẫn còn nguyên nồi hơi, neo, xích và bánh lái, cũng như con tàu China bị vỡ bánh lái cách đó chỉ 100m.

Nguyên nhân khiến nhiều tàu bị đắm tại hồ Huron được giải thích là do khu vực này thường xuyên hứng chịu các trận bão mạnh. Thêm vào đó, bên dưới làn nước trong xanh ở hồ cũng có tai họa ngầm – hàng loạt rạn san hô có thể khiến thân tàu tổn hại nếu chẳng may va đập.

ho huron 5

Ngoài các con tàu đắm, Hồ Huron cũng gây ấn tượng với 19 hòn đảo, núi đá cổ đại, rừng nguyên sinh và hệ động thực vật đa dạng.

Giống như tất cả hồ khác trong Ngũ Đại Hồ, hệ sinh thái của Hồ Huron đã trải qua những thay đổi khắc nghiệt ở thế kỷ trước. Ban đầu, hồ có một quần thể cá nước sâu bản địa, thống trị là loài cá hồi hồ (lake trout). Loài này ăn một số loài cisco cũng như sculpin và các loài cá bản địa khác. Một số loài cá xâm lấn, chẳng hạn như cá mút đá biển, cá trích mắt to và cá mè vinh trở nên phổ biến trong hồ vào những năm 1930. Là động vật ăn thịt bản địa đầu bảng chủ yếu, cá hồi hồ hầu hết bị khai thác vào năm 1950 do sự kết hợp của hai nhân tố, sự đánh bắt cá quá mức và tác động của chim ưng biển. Vào những năm 1960, một số loài cisco cũng bị tận diệt; loài cisco bản địa duy nhất còn lại là cá hồi trắng Bloater. Từ những năm 1960 trở đi, loài cá hồi Thái Bình Dương (không phải là loài bản địa) được thả vào hồ và cá hồi hồ cũng được thả với nỗ lực để phục hồi quần thể loài này. Người ta ghi nhận có rất ít quan sát về sự sinh sản tự nhiên của cá hồi đã được thả.

Gần đây, Hồ Huron bị ảnh hưởng bởi sự du nhập của nhiều loài xâm lấn mới, trong đó có trai vằn và trai Quagga, rận nước gai, và cá bống tròn. Quần thể cá tầng đáy của hồ đã ở trong tình trạng tan rã vào năm 2006, và một số thay đổi lớn đã được quan sát trong cộng đồng sinh vật phù du của hồ. Sản lượng đánh bắt cá hồi Chinook cũng giảm đáng kể trong những năm gần đây, cá hồi trắng hồ ít dồi dào hơn và đang trong tình trạng khan hiếm. Các loài ngoại lai mới có thể là nguyên nhân của những thay đổi gần đây trong quần thể sinh vật ở hồ.

Nếu có dịp du lịch Canada, du khách hãy thử một lần ghé qua Hồ Huron để khám phá thêm về bề dày lịch sử của đại dương hùng vĩ nhé!

banh Shawarma 3

Shawarma – món bánh kẹp dân dã nhưng có sức hút đối với người dân Canada

Khi nhắc về lĩnh vực ẩm thực, Canada không thua kém bất kỳ quốc gia nào với đầy đủ các món ăn từ giới quý tộc cho đến bình dân. Nhưng điều khiến người ta ấn tượng nhất về nền ẩm thực của “xứ sở lá phong” chính là nét đặc sắc từ những món ăn dân dã nhưng vô cùng thơm ngon hấp dẫn, mà bánh kẹp Shawarma là một điển hình.

Shawarma là một loại bánh kẹp được chế biến dành riêng cho bộ phận cư dân nghèo ở đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Nó ra đời vào thời kỳ đế chế Ottaman thế kỷ XIX. Và sau nhiều năm du nhập tới những miền đất xa lạ, Shawarma đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới và cũng đã chiếm trọn được trái tim của người dân thành phố Ottawa ở “xứ sở lá phong” Canada.

Tuy Shawarma có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng khi du nhập vào Canada, đã tồn tại những biến thể của loại bánh mì kẹp này. Một số cửa hàng tại Ottawa đã kết hợp cả những hương vị truyền thống của Libăng (hay Lebanon) và Canada vào Shawarma.

banh Shawarma 1

Được biết, cái tên “Shawarma” được bắt nguồn từ chữ “Turning” hay “Quay” trong Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Đây chính là cách chế biến món thịt được tẩm ướp ngon lành được nướng, cắt và kẹp bên trong loại bánh mì này. Đúng vậy, Shawarma là một loại bánh kẹp có vỏ bánh mì dẹt, có nhân truyền thống là thịt cừu nướng thái mỏng, ăn kèm với dưa chuột, hành tây, cà chua, bắp cải và nước sốt.

Cách chế biến Shawarma khá đơn giản. Thịt cừu tươi được tẩm ướp thật kỹ với muối, tiêu, tỏi, bạch đậu khấu. Sau đó, đầu bếp sẽ xiên thịt lên vỉ và nướng đều đến lúc chín vàng. Khi đã kẹp đầy đủ rau và thịt, họ rưới nước sốt Tahini (một hỗn hợp đậm đà hương vị làm từ nước chanh, mè, dầu và tỏi) lên nhân bánh.

Món này còn có một biến thể khác là “Doner Kebab” mà chúng ta vẫn thường thưởng thức tại Việt Nam. Trước đây, Shawarma nguyên bản chỉ có nhân thịt cừu. Sau quá trình hội nhập, giao thoa và biến đổi, người ta còn sử dụng cả thịt bò và thịt gà vì 2 loại thịt này có nguồn cung dồi dào và rất tốt cho sức khỏe.

banh Shawarma 2

Đối với nền ẩm thực Canada nói chung và ẩm thực Ottawa nói riêng, Shawarma được coi là một loại thức ăn vừa tiện lợi vừa tốt cho sức khỏe. Thật vậy, Shawarma vừa có khả năng vừa cầm đi vừa ăn như fastfood nhưng lại tốt cho sức khỏe hơn những đồ ăn nhanh thông thường. Sự đa dạng trong hương vị của Shawarma cũng vượt trội hơn các đồ ăn nhanh nhiều dầu nhiều mỡ khác. Chỉ trong một chiếc bánh mà không chỉ có vị đậm đà của thịt mà còn có vị ngậy của nước sốt, chua chua của dưa kẹp. Tất cả hòa quyện làm một tạo ra một hương vị thật khó quên.

Shawarma là một món ăn tuy dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn đã chiếm trọn trái tim của rất nhiều thực khách trên thế giới. Nếu có dịp du lịch Canada, du khách đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức chiếc bánh Shawarma thơm ngon hấp dẫn này nhé! Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm ẩm thực mà du khách khó lòng quên được khi đặt chân đến “xứ sở lá phong”.

vinh fundy 7

Vịnh Fundy – viên ngọc quý của Canada với vẻ đẹp hút hồn khách đến thăm

Vịnh Fundy được ví là “viên ngọc quý” của đất nước Canada. Nơi đây có hình dáng trông giống như một chiếc phễu và cũng là vịnh biển có thủy triều cao nhất trên thế giới. Chính sự độc đáo và lạ mắt này khiến vịnh Fundy trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn ở “xứ sở lá phong”.

Vịnh Fundy là một vịnh trên bờ biển Đại Tây Dương thuộc Bắc Mỹ, nằm ở cuối vịnh Maine về phía Đông Bắc giữa tỉnh bang New Brunswick và Nova Scotia của Canada, với một phần nhỏ tiếp giáp với tiểu bang Maine của Hoa Kỳ.

vinh fundy 8

Tên gọi “Fundy” bắt nguồn vào thế kỷ 16 khi người Bồ Đào Nha gọi vịnh Fundy là “Rio Fundo” (Sông Sâu). Vịnh này được biết đến như là nơi có thủy triều cao nhất trên thế giới với chiều cao lên đến 16,2m. Ngoài ra, lượng nước biển ra và vào vịnh mỗi ngày cũng vô cùng đáng nể khi lên đến 100 tỷ tấn tương đương với lượng nước ở tất cả các con sông trên thế giới cộng lại.

Chính sự lên xuống của thủy triều đã tạo nên quang cảnh có một không hai tại nơi đây cùng với đó là một hệ sinh thái vô cùng đa dạng. Vịnh Fundy nổi tiếng bởi sự tạo tác nên những phiến đá ở ven biển vô cùng xinh hấp dẫn. Những ghềnh, phiến đá ở đây được điêu khắc bằng sự ăn mòn của thủy triều trong hàng trăm hàng năm với những hình dáng vô cùng đặc biệt.

vinh fundy 6

Vịnh Fundy cũng là nơi được sử dụng để nuôi dưỡng những loài chim di cư và là địa điểm xuất hiện của loài cá voi lưng gù quá hiếm.

Không chỉ có cảnh đẹp gây mê đắm lòng người, khi đến với vịnh Fundy, du khách còn được trải nghiệm vô số hoạt động thú vị.

vinh fundy 5

Vịnh Fundy là địa điểm có thủy triều cao nhất thế giới nên chắc chắn ngắm thủy triều sẽ là một trong số những hoạt động thú vị dành cho du khách. Việc lên xuống của nước biển tạo ra những khung cảnh khác nhau và vô cùng đặc biệt. Khi thủy triều xuất hiện, vịnh Fundy như những chú cá voi đang dùng vòi để uống nước. Ngược lại, khi thủy triều rút xuống, vịnh lại có hình dạng chiếc phễu.

vinh fundy 2

Đặc biệt, sau khi thủy triều xuống sẽ làm lộ ra một cảnh quan có một không hai đó chính là đường bờ biển rộng thênh thang giữa các vách đá với hình thù kỳ lạ. Đây là thời điểm thích hợp để du khách trải nghiệm đi bộ dưới đáy biển. Du khách sẽ có khoảng 3 tiếng để có thể khám phá hết khu vực này cho đến khi nước biển trở lại.

vinh fundy 4

Ngoài ra, khi đi dọc vịnh Fundy, du khách cũng có thể chọn cho mình cách giải trí pha chút mạo hiểm như: Chèo thuyền Kayak, leo lên vách đá cheo leo với cao 46m, thăm dò hang động, leo núi hoặc tận hưởng quang cảnh xung quanh cùng từng đợt gió mát rượi thổi từ biển vào.

vinh fundy 3

Bên cạnh đó, du khách đừng bỏ qua việc khám phá một vài hòn đảo nằm trong lòng vịnh Fundy, lớn nhất trong số đó là đảo Manan tiếp giáp với vịnh Maine. Du khách còn có thể quan sát thấy một số đảo núi nguyên khối với hình thù quái dị nằm trong vịnh biển này.

Như đã nói đến ở bên trên, vịnh Fundy không chỉ là một địa điểm ngắm cảnh nổi tiếng và còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật khác nhau trong đó phải kể đến các loài chim di cư và loài cá voi lưng gù quý hiếm. Vì vậy nếu có dịp đến đây, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội hiếm có để được nhìn thấy những loài động vật này nhé!

vinh fundy 1

Và hoạt động cuối cùng mà du khách nên trải nghiệm đó chính là dạo một vòng tại Công viên Quốc gia Fundy – nơi đây được mệnh danh là thiên đường cho người đi dạo bộ với 120km đường mòn. Tại đây, Du khách còn có thể tham gia vào các hoạt động khác như leo núi, trèo lên ngọn Hải đăng Cape Enrage – ngọn hải đăng lâu đời nhất ở vịnh để quan sát toàn cảnh vịnh Fundy, đi thuyền đến hồ Bennett để ngắm nhìn những động vật, thực hoang dã.

Trên đây là thông tin về Vịnh Fundy ở “xứ sở lá phong”. Nếu như có cơ hội du lịch Canada và muốn rời xa khỏi thành phố ngột ngạt, nhà cao tầng ngạo nghễ và thả mình vào bức tranh thiên nhiên yên bình, lãng mạn, hãy nhớ ghé thăm vịnh biển này nhé! Chúc du khách có những chuyến đi vui vẻ và thú vị!

khuc con cau tren bang 7

Khúc côn cầu trên băng – môn thể thao quốc gia của Canada

Ở Canada, vùng đất nổi tiếng với mùa đông lạnh giá thì Khúc côn cầu trên băng (Ice Hockey) có thể nói là môn thể thao quốc gia. Nhiều thế hệ người Canada chơi Khúc côn cầu trên băng trên các ao hồ đóng băng. Đây là nền tảng làm nên danh tiếng của đội khúc côn cầu trên băng Canada trên thế giới và là lý do tại sao môn thể thao này lại được yêu thích đến vậy.

Khúc côn cầu trên băng có thể có từ thế kỷ 19 khi các trò chơi gậy và bóng khác nhau, cả từ Vương quốc Anh và từ các cộng đồng bản địa của Canada, ảnh hưởng đến một trò chơi mới thành sự tồn tại. Nó phổ biến ở Canada, cả như một trò chơi và một trò tiêu khiển, đối với mọi người ở mọi lứa tuổi, như các môn thể thao như: cricket và bóng đá ở những nơi khác trên thế giới. Theo thời gian, nó cũng trở nên khá phổ biến trên toàn thế giới và thậm chí còn là một Môn thể thao Olympic. Và trong một đất nước có rất nhiều dân tộc, nền văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, khúc côn cầu là một loại hình đoàn kết gắn kết mọi người lại với nhau.

Lịch sử Khúc côn cầu trên băng ở Canada

Ở Canada, trời thường lạnh vào tháng 11. Do đó, trong hầu hết thời gian của năm, mọi người không thể chơi cricket, bóng chày, hoặc bóng đá. Điều này thúc đẩy các vận động viên trẻ, ham chơi tìm cách tìm kiếm một số loại hình thể thao cạnh tranh.

Vào đầu năm 1880, trên một cái ao đóng băng ở Nova Scotia, một môn thể thao hoàn toàn mới “Shinnie” đã ra đời, và nó nhanh chóng trở nên phổ biến khắp cả nước. Ban đầu, không ai quy định về quy mô của nhà thi đấu khúc côn cầu trên băng, mỗi đội có thể có 19 người chơi, do cải tiến theo từng năm, nó đã giảm xuống còn 5 người mỗi đội cộng với 1 thủ môn.

khuc con cau tren bang 6

Sân khúc côn cầu trên băng có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Trẻ em có thể chơi khúc côn cầu trên băng trên các ao, hồ và sông đóng băng. Đội khúc côn cầu trên băng có thể thi đấu trong sân khúc côn cầu trên băng không cần lò sưởi nên thời tiết xấu như bão tuyết cũng không ngăn được sự cuồng nhiệt của khán giả và các cầu thủ.

Vào cuối thế kỷ 19, liên đoàn khúc côn cầu trên băng đã được thành lập trên khắp Canada, và mỗi thành phố và thị trấn đều có đội khúc côn cầu trên băng riêng, và khúc côn cầu trên băng trở nên phổ biến ở Canada một cách nhanh chóng. Thống đốc Canada, Lord Stanley của Preston, đã thành lập Cúp Stanley vào năm 1893, một chiếc cúp bạc, được trao cho đội khúc côn cầu trên băng Canada có thành tích tốt nhất hàng năm.

Ở những vùng ấm áp của Bắc Mỹ, môn Khúc côn cầu trên băng chỉ diễn ra trong vài tháng mỗi năm. Vì vậy, trong khi trẻ em Mỹ chơi bóng chày, bóng rổ và bóng đá, thì trẻ em Canada vẫn chơi Khúc côn cầu trên băng. Đương nhiên, những cầu thủ giỏi nhất của đội khúc côn cầu sẽ đến từ miền bắc băng giá và đầy tuyết. Khi Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc gia (NHL) được thành lập vào đầu thế kỷ 20, hầu hết các thành phố của Canada đều quá nhỏ để hỗ trợ các đội thể thao chuyên nghiệp. Do đó, ngoài các đội khúc côn cầu trên băng ở Toronto và Montreal, một số thành phố lớn ở Mỹ như New York, Detroit, Boston và Chicago đều có đội khúc côn cầu trên băng chuyên nghiệp, nhưng hầu hết các cầu thủ đều đến từ Canada.

khuc con cau tren bang 4

Khúc côn cầu trên băng không thể tách rời với mùa đông, băng tuyết, trượt băng, dơi, khúc côn cầu trên băng, tốc độ, tác động vật lý và những pha cản phá thành bàn thú vị, thể hiện sức mạnh và sự ngoan cường của người Canada, điều này khiến người Canada tự hào. Vì dân số ít và hiếm có cơ hội thể hiện tài năng thể thao của mình ở Bắc Mỹ hay các khu vực khác trên thế giới, nên từ sâu thẳm trái tim, người dân Canada vô cùng tự hào về nền bóng quốc gia và những cầu thủ khúc côn cầu trên băng xuất sắc của họ.

Khúc côn cầu trên băng dành cho nữ

Có vẻ như Khúc côn cầu trên băng của Canada chủ yếu là môn thể thao nam kể từ khi nó bắt đầu, nhưng trên thực tế, phụ nữ cũng đã chơi khúc côn cầu trên băng ở Canada hơn 100 năm. Vào năm 1892 ở Ontario, đầu tiên tất cả trò chơi Khúc côn cầu trên băng nữ đã được chơi và trong 1990, giải vô địch thế giới đầu tiên cho môn Khúc côn cầu nữ đã diễn ra. Giờ đây, môn Khúc côn cầu trên băng của nữ cũng đã là một phần của Thế vận hội Mùa đông Thế vận hội. Ngoài ra, còn có một giải đấu Khúc côn cầu trên băng dành cho nữ được gọi là Liên đoàn Khúc côn cầu nữ Canada và các đội Khúc côn cầu nữ cũng tồn tại ở các cấp đại học, do đó dẫn đến ngày càng nhiều phụ nữ tham gia trò chơi và cuối cùng vươn tới các giải đấu quốc gia và quốc tế.

Dụng cụ chơi Khúc côn cầu trên băng

khuc con cau tren bang 1

“Puck” được sử dụng trong trò chơi là một đĩa cứng nhỏ bằng cao su với mặt trên và mặt dưới phẳng, giúp trượt dễ dàng trên mặt băng. Gậy dùng để đánh bóng là gậy khúc côn cầu, một cây gậy khúc côn cầu giống khuỷu tay, gậy dài khoảng 6 feet và phần cong là đầu gậy bằng gỗ dài 1 feet.

Khi một người chơi đánh bóng, tốc độ của quả bóng có thể vượt quá 100 dặm/giờ. Vì vậy, từ nhiều năm nay, để bảo vệ các cầu thủ và người hâm mộ, người ta đã thực hiện các biện pháp: sân khúc côn cầu trên băng được bao quanh bởi những tấm ván cao, trên đó có đặt kính dày để khán giả có thể theo dõi trận đấu mà không lo bị thương.

khuc con cau tren bang 2

Còn các cầu thủ thì có ba lớp bên trong và ba lớp bên ngoài. Tất cả bắp chân, đùi, khuỷu tay và vai của người chơi đều được bảo vệ bằng miếng đệm. Có quá nhiều người chơi đã thiệt mạng do ngã trên băng hoặc bị thương nặng ở đầu, vì vậy các tuyển thủ chuyên nghiệp bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Thủ môn thậm chí còn ăn mặc nghiêm ngặt hơn, với đệm lớn ở chân, khẩu trang và găng tay da dày, cứng để đối mặt với cú đánh khúc côn cầu tốc độ. Bởi ngay từ những năm 1960, các thủ môn thường phải đối mặt với những vết thương nghiêm trọng trên khuôn mặt do không đeo khẩu trang.

Luật chơi Khúc côn cầu trên băng

khuc con cau tren bang 5

Hầu hết các hình thức Khúc côn cầu trên băng của Canada được chơi theo các quy tắc do Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc gia đưa ra. Trò chơi được chơi trên một sân trượt (thường được gọi là “The Ice”) dài 200 feet và rộng 85 feet có hình dạng giống như một hình chữ nhật với các góc tròn. Có 3 phần trên sân trượt – vùng trung lập ở giữa nơi trò chơi bắt đầu và khu vực tấn công và phòng thủ ở hai bên của vùng trung lập. Đây là một Lồng khung thành 4×6 feet và một bàn thắng xảy ra khi một cú sút phá vạch khung thành sọc rộng trên băng trước khung thành.

Sẽ có 2 đội tham gia. Mỗi một đội có tối đa 20 người chơi, trong số đó chỉ có 6 người có thể chơi trên băng tại một thời điểm (gồm: 1 thủ môn, 2 hậu vệ, 3 cầu thủ tấn công được chia thành các trung tâm, phải, trái) và số còn lại là những cầu thủ dự bị. Các cầu thủ tấn công phải ghi càng nhiều bàn thắng càng tốt; các cầu thủ phòng ngự phải chống lại sự tấn công của đối phương và ngăn chặn bóng của đối phương đi vào khung thành. Do diện tích sân nhỏ nên các bàn thắng có thể xảy ra chớp nhoáng, và họ có thể sút thẳng vào cầu môn đối phương từ đầu sân.

khuc con cau tren bang 3

Vì trò chơi có thể khá bạo lực vì người chơi có thể ngăn cản các cầu thủ đối phương ghi bàn bằng vũ lực nên mỗi cầu thủ kể cả thủ môn hoặc đấu thầu đều có thiết bị bảo vệ và đệm. Ngoài cầu thủ ghi bàn phải giữ nguyên vị trí của mình, những cầu thủ còn lại có thể di chuyển khỏi vị trí của họ và di chuyển về sân băng tùy thích. Nếu một cầu thủ phạm lỗi (phạt đền), người đó sẽ phải ngồi trong vòng cấm trong 2 phút.

Mỗi trận đấu chia thành 3 hiệp, mỗi hiệp 20 phút, giữa 2 hiệp có 10 phút nghỉ giải lao. Khi bắt đầu trò chơi, mỗi cầu thủ có vị trí cơ bản của riêng mình: thủ môn, hậu vệ, tiền vệ cánh hoặc tiền đạo và trung phong, Thông thường, ngoài thủ môn, 5 người còn lại hoán đổi vị trí cho nhau trong trận đấu.

Hy vọng qua bài viết này, du khách có được thêm những thông tin thú vị về môn Khúc côn cầu trên băng ở “xứ sở lá phong”. Hãy Book Tour Canada của chúng tôi, để du khách có cơ hội xem các giải đấu cũng như tham gia bộ môn thể thao “độc đáo” này nhé!

8 mon ngon dac trung cua montreal 9

8 món ăn đặc trưng ngon khó cưỡng trong ẩm thực Montreal, Canada

Montreal ở Canada là thành phố xinh đẹp hấp dẫn lữ khách với thời tiết đặc sắc khi có đủ 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, cùng với nền ẩm thực phong phú. Montreal có những món ăn đặc trưng ngon khó cưỡng. Thơm ngon và hấp dẫn là những từ để miêu tả về các món ăn trong ẩm thực Montreal.

Montreal được ví như “thiên đường ẩm thực” của Canada với rât nhiều món ăn độc đáo. Thành phố này luôn nằm trong top những nơi có ẩm thực ngon nhất thế giới. Kế thừa tinh hoa ẩm thực Pháp, các món ăn của Montreal không những ngon mà còn được bày biện rất đẹp mắt.

Thịt xông khói Montreal

Món thịt xông khói đã tạo nên tên tuổi và dấu ấn riêng cho Montreal nhờ vào hương vị đặc trưng và cách chế biến kỳ công, tỉ mỉ. Thực ra, tại khắp các nơi khác tại Canada đều có món thịt xông khói nhưng tại Montreal thì cách chế biến có khác biệt đôi chút. Khi chế biến, họ thường sử dụng phần thịt ức – được sơ chế sạch sẽ, ngâm nước muối loãng rồi để ráo, lăn bột bắp rồi chế biến. Đặc biệt, thịt ức sẽ được ướp lâu hơn, cho thêm hạt tiêu và bớt đường đi.

8 mon ngon dac trung cua montreal 1

Khi thưởng thức, người ta thường ăn bánh mì lúa mạch đen và mù tạt vàng cùng với món này. Với thịt được tẩm ướp đậm đà và hương vị của khói chắc chắn sẽ làm thực khách cảm thấy kích thích với món ăn hơn. Đặc biệt thịt xông khói Montreal rất mềm, đưa những miếng thịt vào miệng, du khách sẽ cảm nhận được mùi vị tan chảy ngay trên đầu lưỡi.

Fish and Brewis

Món ăn này vốn được sáng tạo nhờ vào các thủy thủ. Fish and Brewis là sự kết hợp hoàn hảo giữa cá tuyết muối và bánh mì. Đầu tiên, người ta sẽ ngâm những lát bánh mì cứng trong nước cho đến khi chúng mềm ra. Cá cũng sẽ được đem ngâm nước để giảm lượng muối có bên trong. Sau đó tất cả được đem đi luộc riêng rồi trộn lại cùng với tóp mỡ. Với thực khách không thích những miếng tóp mỡ thì có thể sử dụng bơ ăn kèm.

8 mon ngon dac trung cua montreal 2

Chính sự hòa kết độc đáo của bánh mì, cá tuyết muối và tóp mỡ đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt, đem đến những ấn tượng không thể nào quên với món ăn này.

Poutine

8 mon ngon dac trung cua montreal 3

Khi nhắc về ẩm thực ở Montreal, Poutine cũng là một món ngon không thể bỏ qua. Poutine ngày càng trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới, và tiếp tục lan rộng ra các vùng khác của Canada. Poutine tương tự như khoai tây chiên, pho mát và nước thịt, nhưng thay vì phô mai đã được phân loại thì nó là sữa đông. Thêm vào đó, nước sốt trong Poutine là một loại nước thịt màu nâu nhạt được làm từ thịt, hỗn hợp thịt bò, thịt gà, và giấm.

Beaver Tails

Beaver Tails là một loại bánh ngọt được nhào nặn từ bột mì, sau đó được chiên lên giống như bánh Donut thông thường. Tuy nhiên, hình dạng của Beaver Tails lại phá vỡ mọi khuôn mẫu của một chiếc bánh Donut thông thường – là hình cái nhẫn có lỗ tròn ở giữa. Thay vào đó, bánh có dạng phẳng và không có một cái lỗ nào trên đó. Người thợ bánh sẽ nhào nặn tạo hình cho chiếc bánh này sao cho giống đuôi của những chú hải ly ngoài biển.

8 mon ngon dac trung cua montreal 4

Sau khi được chiên lên, bánh sẽ được phết lên một lớp bơ béo ngậy hoặc những loại mứt, chocolate và trái cây tươi hay thậm chí là những viên kẹo nhỏ đa dạng màu sắc. Khi thưởng thức, du khách sẽ cảm nhận được độ giòn bên ngoài cùng bên trong vẫn còn xốp mềm, hòa quyện với vị ngọt tươi mát của phần topping bên trên.

Bánh Bagel

Bagel là loại bánh mì vòng của thành phố Montreal, nổi tiếng trên toàn thế giới do có một hương vị đặc trưng riêng. Món bánh này rất được lòng khách du lịch bởi vị ngon đặc trưng hấp dẫn. Có những cửa hàng bánh tại đây đã tồn tại hàng trăm năm, cùng với một phong cách làm bánh đặc biệt được các chủ cửa hàng giữ gìn cẩn thận và hết sức bí mật.

8 mon ngon dac trung cua montreal 5

Bánh Bagel được làm chủ yếu từ những nguyên liệu quen thuộc như: bột mì, mạch nha, mật ong, trứng và nấm men… Nhưng tỷ lệ pha trộn nguyên liệu mới chính là bí quyết tạo nên hương vị đặc trưng của bánh. Ngoài ra, bánh có ngon hay không một phần phụ thuộc vào quá trình khuấy bột, đánh cho bột tơi xốp, không được ướt quá hoặc khô quá. Bột sau khi nhào trộn sẽ được ngâm trong mật ong nóng và nướng với một số phụ gia như nho khô, quế và hạt mè đen.

Bánh bột nướng Tourtiere

8 mon ngon dac trung cua montreal 7
Tourtiere is a savory, spiced meat pie, which both French- and English-speaking Canadians love to serve around the holidays

Tourtiere là loại bánh quen thuộc với bất cứ cư dân Montreal nào. Hầu hết các gia đình ở thành phố này đều ăn Tourtiere vào năm mới. Bánh được làm từ bột, thịt heo, thịt bò hoặc thịt cá hồi và khoai tây. Bánh được nướng trong 10 tiếng sẽ mang vị ngon độc đáo của hỗn hợp nhân thịt.

Pouding Chômeur

Món bánh ngọt được nhiều người yêu thích nhất khi đến Montréal là Pouding Chômeur. Loại bánh này xuất hiện trong cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới năm 1929 và đã từng được coi là loại bánh của những người thất nghiệp.

8 mon ngon dac trung cua montreal 6

Bánh được làm từ bột mì, sữa, bơ, trứng hoặc kem tẩm đường nâu và siro. Nguyên liệu đơn giản nên bánh có giá khá rẻ, thường được dùng để ăn tráng miệng. Du khách có thể tìm mua loại bánh này ở rất nhiều nơi trong thành phố Montreal.

Pate Chinois

8 mon ngon dac trung cua montreal 8

Thêm một món ăn truyền thống nữa của thành phố Montreal đó là “Pate Chinois” – một món ăn khá bình dân và ngon miệng. Nó được làm từ bắp hột, khoai tây nghiền, kem và thịt bò. Sự kết hợp giữa các nguyên liệu tươi và gia vị truyền thống đem lại vị ngon đậm đà cho Pate Chinois. Món ăn này rất phổ biến nên du khách có thể thưởng thức tại các nhà hàng bình dân trong thành phố.

Montreal không chỉ đẹp mà ẩm thực ở đây cũng rất hấp dẫn. Nếu có thể, hãy nếm thử tất cả chúng và kể cho nhau nghe về hương vị và mùi vị mà du khách cảm nhận được sau chuyến du lịch Canada nhé!

7 bao tang o Montreal 9

“Bật mí” Top 8 Bảo tàng đáng ghé thăm tại Montreal, Canada

Một lịch sử phong phú kết hợp, một dòng chảy ổn định của các học giả và các nghệ sĩ mới nổi làm cho các bảo tàng ở Montreal (Canada) trở thành nơi tổ chức các cuộc triển lãm tầm cỡ thế giới và các phòng trưng bày tuyệt vời. Chúng là một trong những điểm đến hấp dẫn khi du khách dừng chân tại Montreal trong hành trình du lịch Canada.

1 – Bảo tàng Khoa học Biodome

Bảo tàng Khoa học Biodome hiện nay được xem là khu bảo tàng khoa học quốc gia lớn nhất Canada, nằm trong khuôn viên của khu công viên Olympic tại thành phố Montreal. Bảo tàng là nơi mà du khách có thể tới tham quan khám phá các nghiên cứu khoa học và bản sao của các hệ sinh thái tiêu biểu khu vực Châu Mỹ.

Từ sảnh hành lang của Bảo tàng, theo một đường hầm dài 10m dẫn đến lõi trung tâm, du khách sẽ được khám phá 5 hệ sinh thái, bao gồm: Rừng mưa nhiệt đới, Rừng phong Laurentian, Vịnh St. Lawrence, Quần đảo cận Nam Cực, và Bờ biển Labrador. Trong đó, có gồm 4 bản sao của 4 hệ sinh thái của khu vực Châu Mỹ, đó là: Rừng nhiệt đới – bản sao của rừng nhiệt đới Nam Mỹ; Rừng Laurentian – bản sao của khu hoang dã vùng Bắc Mỹ; Hệ sinh thái đại dương Saint Lawrence – vùng cửa sông phỏng theo môi trường của Vịnh Saint Lawrence và Vùng Cận Cực.

7 bao tang o Montreal 1

Các không gian trưng bày đều được bài trí như trong bối cảnh thực tế, với đầy đủ các đặc trưng về địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu được tái hiện chính xác đúng như thực tế. Cùng với đó là hệ thống ánh sáng tự nhiên và nhân tạo vừa mô phỏng các đặc trưng của các vùng sinh thái, gia tăng các trải nghiệm cũng như tạo hiệu ứng trưng bày và cảm xúc ấn tượng – thăng hoa cho khách tham quan. Các loài động thực vật trong cả bốn hệ sinh thái cũng đều được thu thập và chăm sóc rất đa dạng, từ các loại thực vật thân thảo, thực vật thân gỗ, thực vật ký sinh, cây cổ thụ đến các loài động vật đặc trưng như vẹt đuôi dài, mèo rừng, chim cánh cụt và các loại cá.

Cùng với đó, khách tham quan còn có thể tham gia tìm hiểu và trải nghiệm trực tiếp nhiều thí nghiệm khoa học vật lý, hóa học, sinh học trên cơ sở các mô hình thực tế ảo cũng như hệ thống thư viện hình ảnh và thuyết minh âm thanh đa dạng.

2 – Bảo tàng Khảo cổ và Lịch sử Montreal (Pointea-à-Callière)

7 bao tang o Montreal 2

Pointea-à-Callière bắt đầu đi vào hoạt động nhân dịp kỷ niệm 350 năm thành lập thành phố Montreal vào năm 1992, và bây giờ hoạt động như một đặc điểm nổi bật về lịch sử của thành phố có niên đại từ thế kỷ 14. Với sự trợ giúp của đa phương tiện và các công nghệ mới, du khách sẽ có thể thấy được nền văn hóa và cách sống của người Canada bản địa, hiểu được Anh và Pháp đã có những ảnh hưởng đến sự định hình cà phát triển của thành phố này như thế nào, và làm thê nào mà Montreal có thể trở thành một thành phố như ngày nay.

3 – Viện Côn trùng Montreal

Viện Côn trùng Montreal là bảo tàng lịch sử tự nhiên của thành phố Montreal. Với số lượng rất lớn các loài côn trùng trên khắp thế giới, đây là viện bảo tàng côn trùng lớn nhất thế giới. Cùng với các địa điểm như: Vườn Thực vật Montreal, và Khu sinh thái Montreal, Viện Côn trùng Montreal là một trong những nơi thu hút khách du lịch nhất thành phố.

7 bao tang o Montreal 3

Bảo tàng được thành lập vào ngày 7/2/1990 bởi Georges Brossard. Mỗi năm, bảo tàng đón trung bình khoảng 400.000 lượt khách. Nhìn từ trên cao, kiến trúc của bảo tàng trông giống với hình dáng chung của loài côn trùng. Bảo tàng cũng có thể được trông thấy từ đài quan sát của Sân vận động Olympic. Viện Côn trùng Montreal có khoảng 150.000 mẫu vật loài chân đốt trong đó có khoảng 100 loài còn sống. Đến thăm bảo tàng, du khách sẽ được quan sát các loài côn trùng với đủ mọi loại hình dáng, màu sắc, cách lẳn trốn, chiến đấu kẻ thù, tìm kiếm bạn tình và còn được cho chúng ăn.

Viện Côn trùng Montreal nằm cách xa trung tâm thành phố nhưng lại rất gần một số địa điểm tham quan du lịch khác, chẳng hạn như: Công viên Olympic, 4 hệ sinh thái của Khu sinh thái Montreal Biodome và Cung thiên văn Rio Tinto. Vào mùa đông gần bảo tàng còn có sân trượt băng lớn của vùng Parc Maisonneuve và ngôi làng mùa đông của Công viên Olympic.

4 – Bảo tàng Nghệ thuật Montreal

Nằm ở trung tâm của Quartier des Spectacles, Bảo tàng Nghệ thuật Montreal là một trung tâm văn hóa làm cho nghệ thuật trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày ở thành phố Montreal. Bảo tàng sở hữu bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật của cả 2 loại hình là cổ điển và đương đại.

7 bao tang o Montreal 4

Kể từ khi 1964, Bảo tàng Nghệ thuật Montreal đã giới thiệu một số nghệ thuật đương đại tốt nhất từ ​​khắp nơi trên thế giới. Tại đây, du khách có thể khám phá những bộ sưu tập của các danh họa bậc thầy Châu Âu. Ngoài ra, du khách sẽ tìm thấy một loạt các công trình kỹ thuật số và âm thanh, tranh vẽ, tác phẩm tạm thời, tác phẩm điêu khắc được trưng bày qua 5 không gian là: nghệ thuật quốc tế, văn hóa thế giới, nghệ thuật trang trí và thiết kế, Quebec và Canada nghệ thuật và nghệ thuật và giáo dục quốc tế.

Bảo tàng còn tổ chức các cuộc triển lãm vĩnh viễn và tạm thời và là nơi có phòng hòa nhạc. Trong chuyến thăm của mình, du khách có thể nghỉ ngơi tại Beaux-Arts Bistro, nơi phục vụ các món ăn nhẹ và giải khát ngon miệng.

5 – Bảo tàng Chateau Ramezay

Chateau Ramezay là một bảo tàng và tòa nhà lịch sử trên phố Notre-Dame ở Old Montreal, đối diện Tòa thị chính Montreal. Được xây dựng vào năm 1705 và là nơi cư trú của Thống đốc Montreal – Claude de Ramezay, Chateau là tòa nhà đầu tiên được công nhận là di tích lịch sử ở Quebec và là bảo tàng lịch sử lâu đời nhất của thành phố Montreal, năm 1949 được công nhận là một di tích lịch sử quốc gia của Canada.

Từ khi được xây dựng, Chateau đã thay đổi chủ sở hữu nhiều lần. Ban đầu nơi đây thuộc về gia đình Ramezay, sau đó con cháu trong nhà đã bán biệt thự cho Compagnie des Indes. Từ năm 1775, nó trở thành trụ sở của Lục quân lục địa Canada khi đội quân chiếm Montreal. Tướng Benjamin Franklin ở đó qua đêm vào năm 1776, trong khi cố gắng nâng cao quân đội để chiến đấu cho người Mỹ trong Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ. Tòa nhà đã được Hiệp hội Numismatic và Antiquarian của Montreal mua lại và chuyển đổi thành một viện bảo tàng lịch sử và phòng trưng bày chân dung vào năm 1894.

7 bao tang o Montreal 5

Ngày nay, bộ sưu tập của bảo tàng chủ yếu là quà tặng từ các cá nhân người dân tại Montreal: khoảng 30.000 hiện vật, bao gồm bản thảo, tác phẩm in, các mục numismatic, các sản phẩm dân tộc học, tác phẩm nghệ thuật, tranh vẽ, bản in và đồ nội thất.

Từ năm 1997 đến năm 2002, Château Ramezay được tu sửa cả trong nhà và ngoài trời, đặc biệt là viẹc thành lập Vườn Thống đốc, khánh thành vào năm 2000. Năm 2003, Bảo tàng Château Ramezay đã nhận được Giải thưởng Xuất sắc cho mục Kiến trúc Cảnh quan của Canada.

6 – Bảo tàng Đường sắt Canada

Xe lửa đóng vai trò trung tâm trong lịch sử Canada. Đối với một đất nước rộng lớn, hệ thống vận tải nhanh chóng luôn là điều cần thiết. Bảo tàng Đường sắt Canada (ở ngoại ô Saint-Constant, cách trung tâm thành phố Montreal khoảng 20 phút đi xe) giới thiệu về lịch sử đường sắt của Canada thông qua một trong những bộ sưu tập phương tiện đường sắt và hiện vật lớn nhất trong nước.

Bảo tàng lưu giữ 160 động cơ và toa xe, và 10.000 hiện vật nhỏ, bao gồm cả hộp thư trong nhà ga, biển chỉ dẫn và tranh vẽ. Tất cả các toa xe và đầu máy xe lửa đã được khôi phục và bảo quản và nhiều máy móc vẫn còn hoạt động tốt. Khuôn viên bảo tàng bao gồm một ga tàu hỏa cổ được tái dựng và một sàn quay đầu máy xe lửa mà du khách có thể thấy đang hoạt động trong các buổi trình diễn thường xuyên.

7 bao tang o Montreal 8

Dạo qua bộ sưu tập chính để tìm hiểu các điểm nổi bật mang tính lịch sử. Hãy tìm Royal Hudson, đầu máy xe lửa do Montreal chế tạo từng đưa Vua George VI và Nữ hoàng Elizabeth đi khắp Canada trong chuyến thăm năm 1939. Đừng bỏ qua đầu máy xe lửa được bảo quản tuyệt vời CPR 144, đầu máy hơi nước lâu đời nhất do Canada chế tạo còn tồn tại. Nếu du khách cần trợ giúp định hướng thông qua bộ sưu tập, các chuyến tham quan có hướng dẫn miễn phí bằng tiếng Anh được tổ chức vào cuối tuần.

Khuôn viên bảo tàng cũng có rất nhiều điều thú vị để khám phá. Trong những tháng mùa hè, đưa trẻ nhỏ đi trên chuyến xe lửa thu nhỏ dọc theo đường ray hình số 8 ở phía Tây của sảnh chính. Đi khắp khuôn viên bảo tàng trên tàu điện hoặc xe lửa chở khách cổ điển, cả hai phương tiện này đều vận hành cả ngày. Tất cả các chuyến tàu đều miễn phí. Khi nhóm của du khách cần nghỉ ngơi, hãy ghé qua Café Le Tramway để ăn trưa hoặc ăn nhẹ!

7 – Bảo tàng Marguerite Bourgeoys

7 bao tang o Montreal 6

Bảo tàng Marguerite Bourgeoys đưa du khách quay trở lại thế kỷ 17 khi giáo viên đầu tiên của Montreal, đồng thời là người sáng lập Nhà nguyện Notre-Dame-de-Bon-Secours, Marguerite Bourgeoys sinh sống. Nhà nguyện 300 năm tuổi có lối vào một hầm mộ bên dưới thành phố, nơi du khách có thể tìm hiểu lịch sử của nhà nguyện và sự phát triển của khu định cư đầu tiên ở Montreal.

8 – Bảo tàng McCord

7 bao tang o Montreal 7

Về mặt kỹ thuật, sứ mệnh của Bảo tàng McCord là tôn vinh lịch sử và con người Montreal, nhưng trên thực tế, đó là điểm nhấn cho mọi thứ về văn hóa và cuộc sống tốt đẹp. Tùy thuộc vào ngày, du khách có thể mong đợi tìm thấy các lớp học yoga buổi sáng, các buổi hòa nhạc bản địa và thậm chí cả các buổi chiếu phim bên cạnh các bộ sưu tập tranh cố định, ví dụ về thời trang, đồ tạo tác bản địa, đồ nội thất, nhiếp ảnh.

Thật tuyệt vời khi du khách ghé thăm hết tất cả 8 bảo tàng ở Montreal mà chúng tôi vừa mới “bật mí”! Hãy tận hưởng chuyến đi của mình thật trọn vẹn bằng cách Book Tour Canada của chúng tôi nhé!

4 cong vien xanh mat o Montreal 5

4 công viên xanh mát đáng ghé thăm ở Montreal, Canada

​Là một thủ đô kinh tế và văn hóa của Quebec, Montreal là thành phố có sự pha trộn giữa nét quyến rũ cổ xưa của châu Âu và nét đẹp hiện đại, thường được gọi là “Paris của Canada”. Đây là một trong những thành phố sống động nhất tại Bắc Mỹ khi sở hữu các công trình kiến trúc độc đáo và cả những công viên xanh mát.

Công viên Mont-Royal

Công viên Mount Royal rộng 200 hecta, bao gồm một phần dãy núi nằm tại trung tâm đảo Montreal và cả địa điểm cao nhất thành phố với độ cao 234m. Vào những năm 1860, việc đốn hạ cây trong rừng với số lượng lớn đã bị phản đối bởi người dân. Bởi vậy, khu vực này đã được quy hoạch để trở thành công viên vào năm 1876 và được thiết kế bởi kiến trúc sư – người nổi tiếng với việc thiết kế công viên trung tâm thành phố New York.

4 cong vien xanh mat o Montreal 1

Mặt đối diện với trung tâm thành phố, hướng về sông của công viên được xây dựng năm 1906 và giờ chính thức được biết đến với tên gọi “Belvedere Kondiaronk” – theo tên của vị lãnh tụ Huron – người đã ký hiệp ước hòa bình chính thức với Pháp vào năm 1701. Từ đây, du khách có thể nhìn ra đường chân trời trung tâm thành phố Montreal. Khung cảnh này đặc biệt dẫn hấp dẫn vào ban đêm, khi có các đốm đèn ở khắp mọi nơi từ các tòa nhà chọc trời thắp đèn sáng. Mặt thứ hai của công viên nhìn ra phía Tây của Sân vận động Olympic. Bức tượng Georges-Étienne Cartier ở phía đại lộ công viên được dựng lên vào năm 1919 và cây thánh giá được dựng lên vào năm 1924. Khu vệ sinh công cộng xây dựng năm 1932 và hồ Beaver xây dựng năm 1938 là kết quả của dự án xây dựng nhằm tạo công ăn việc làm cho những người công nhân bị thất nghiệp trong giai đoạn suy thoái kinh tế.

Mount Royal có 3 đỉnh núi, đỉnh cao nhất cách mặt nước biển 233m. Đỉnh núi này có 30,5m đường giao nhau luôn sáng đèn, tại đây du khách có thể nhìn được toàn cảnh công viên trong một khung cảnh rất lãng mạn.

Công viên Olympic

Được xây dựng để phục vụ Thế vận hội Olympics mùa hè năm 1976, Công viên Olympic đã trở thành một trong những địa điểm nổi bật nhất thành phố Montreal được thế giới công nhận.

Công viên tiếp giáp với đường Sherbrooke về phía Tây, đường Viau về phía Bắc, phía Đông và phía Nam lần lượt tiếp giáp với đại lộ Pierre de Coubertin Avenue và đại lộ Pie-IX Boulevard. Tổng thể công viên bao gồm: sân vận động Olympic, nhà thi đấu xe đạp lòng chảo, làng vận động viên, đấu trường Maurice Richard (chuyên tổ chức thi đấu quyền anh và đô vật), trung tâm Pierre Charbonneau, bể bơi Olympic và một số công trình khác như: sân vận động Saputo, rạp Famous Players’ Stacite, ga Pie-IX và Viau.

4 cong vien xanh mat o Montreal 2

Tháp Montreal với chiều cao 165m là tháp nghiêng cao nhất thế giới với góc nghiêng 45 độ. Tòa tháp có thẻ đứng vững với độ nghiêng lớn như vậy là nhờ phần đỉnh tháp có 8.000 tấn xi măng được gắn cố định với công trình bên dưới, và phần móng sâu 10 mét dưới lòng đất được xây bởi 145.000 tấn xi măng. Từ đỉnh tháp có thể nhìn ra toàn bộ khu vực Greater Montreal và 80 km thung lung sông St.Lawrence.

Sân vận động Olympic có sức chứa 56.000 ghế ngồi, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Roger Taillibert. Đây là nơi tổ chức rất nhiều loại hình sự kiện như: sự kiện thể thao, âm nhạc, triển lãm, quay phim, các sự kiện xã hội,… Kể từ khi khánh thành vào năm 1976, hơn 67.000.000 khách đã tới đây tham quan. Cùng với Tháp Montreal, sân vận động Olympic đã trở thành những biểu tượng quốc tế của thành phố.

Công viên Opympic có phục vụ tour tham quan có hướng dẫn viên để giới thiệu về những bí ẩn và lịch sử xây dựng công trình này. Ngoài ra, còn có trung tâm thể thao, cung cấp những thiết bị tập thể hình hiện đại sử dụng công nghệ cao. Những món ăn đường phố nổi tiếng của thành phố Montreal cũng được bày bán trên những chiếc xe lưu động trong công viên.

Công viên Des Rapides

Công viên Des Rapides ở khu LaSalle, là một trong 6 công viên lớn ở Montreal, thật sự là một “ốc đảo” yên bình giữa lòng thành phố náo nhiệt. Nơi đây với một không gian riêng tĩnh lặng, trong lành và thoáng mát để nhiều người tạm trốn cái ồn ào, náo nhiệt của nơi phố xa đô thị bên ngoài.

4 cong vien xanh mat o Montreal 3

Từ công viên trải rộng 30 hecta này, du khách dễ dàng thu vào tầm mắt một cảnh quan tuyệt đẹp của những ghềnh thác khu vực Lachine, ngắm nhìn hơn 225 loài chim, trong đó có chim diệc xanh, loài động vật quý hiếm được bảo vệ. Du khách cũng có thể tham gia các hoạt động dưới nước như chèo xuồng, trượt nước hay đạp xe trên các đường mòn công viên để khám phá hệ động thực vật nơi đây, cũng như tận hưởng bầu không khí trong lành.

Vườn Bách thảo Montreal

Được thành lập vào năm 1931, Vườn Bách thảo Montreal (Montreal Botanical Gardens – Jardin Botanique de Montreal) ra đời với mục đích bảo tồn và giữ gìn những loài thực vật quý hiếm trên thế giới. Nơi đây có không gian xanh mướt, thanh bình, và các tác phẩm nghệ thuật “sống” được làm từ thiên nhiên cây cỏ.

Vườn Bách thảo Montreal có diện tích 75 hecta, bao gồm 31 khu vườn riêng biệt, 10 nhà kính triển lãm và hơn 20.000 loài thực vật khác nhau. Nơi đây được mệnh danh là một trong những khu vườn bách thảo đẹp nhất thế giới. Muốn tham quan hết tất cả những địa điểm này, du khách phải di chuyển liên tục trong vòng 3 giờ đồng hồ, hoặc muốn thưởng lãm nhẹ nhàng thì có thể phải mất cả ngày!

4 cong vien xanh mat o Montreal 4

Đến với Vườn Bách thảo Montreal, du khách có thể tham quan và tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của nhiều nơi trên thế giới. Tại đây, các loài thực vật được trồng và thiết kế theo từng khu vực riêng, như vườn Trung Quốc, vườn Nhật Bản… mang những đặc trưng về văn hóa của từng quốc gia. Mỗi khi bước vào khu vực tiếp theo, du khách có cảm giác như lạc vào một thế giới khác, điều này tạo cho du khách cảm giác thích thú khi được tận hưởng bầu không khí mới lạ, độc đáo. Điển hình là Vườn Trung Hoa nằm trong khuôn viên của Vườn Bách thảo Montreal. Khung cảnh nơi đây được bài trí đẹp mắt và mang đậm nét Á Đông cùng rất nhiều loài cây quý hiếm xuất xứ từ Trung Hoa được trồng ở đây. Vườn Nhật Bản nằm trong Vườn Bách thảo Montreal cũng có nhiều điều thú vị, thu hút khách. Bên cạnh việc tìm hiểu các loài cây quý hiếm của Nhật Bản, du khách còn được thưởng thức các loại trà thơm ngon của lễ hội văn hóa trà đạo, được tổ chức trong suốt mùa hè.

Điểm đặc biệt thu hút khách du lịch của Vườn Bách thảo Montreal chính là những tác phẩm nghệ thuật làm từ cây cỏ. Những nghệ nhân đã thổi hồn vào thực vật khiến chúng sống động như thật. Những loài cây qua bàn tay khéo léo của con người được uốn tỉa, tạo thành những con vật ngộ nghĩnh hay những bức tượng độc đáo có một không hai.

Thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Vườn Bách thảo Montreal là vào mùa hè và mùa thu. Trong thời gian này, thực vật phát triển mạnh mẽ, nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc tạo nên một khung cảnh lộng lẫy làm say mê lòng người. Nếu tham quan vào mùa đông, du khách vẫn có thể thưởng ngoạn những loài thực vật được nuôi trồng trong nhà kính. Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan nhiều khu vườn xinh đẹp khác trong khuôn viên Vườn Bách thảo Montreal: Vườn Quốc gia Đệ Nhất, Vườn Anpơ, Vườn cây độc dược,… với nhiều loài hoa và cây cỏ xinh tươi.

Top 4 công viên xanh mát trên đây xứng đáng là điểm dừng chân tuyệt vời để du khách có những phút giây thư giãn. Bởi vậy, nếu có dịp du lịch Canada, du khách hãy dành thời gian ghé thăm những địa điểm này nhé!

7 bao tang o Vancouver 5

7 Bảo tàng hấp dẫn ở Vancouver, Canada

Sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa đa sắc màu và nền ẩm thực đa dạng, Vancouver ở Canada có lẽ là một trong những điểm dừng chân thú vị nhất dành cho du khách. Tại đây, du khách có thể tìm thấy vô số trải nghiệm thú vị, trong đó có thể kể đến hoạt động tham quan các bảo tàng nổi tiếng.

1. Bảo tàng Vancouver

Nằm trên đường Chestnut ở khu Vanier Park, Bảo tàng Vancouver được biết đến là bảo tàng lâu đời và lớn nhất ở Vancouver. Bảo tàng này được thành lập vào năm 1894 bởi Hiệp hội Khoa học, Lịch sử và Nghệ thuật của thành phố. Đây là nơi lưu giữ và trưng bày các bộ sưu tập vĩnh viễn về nghệ thuật và khoa học được sưu tầm từ thế kỷ 18 cho đến nay.

27 diem tham quan vancouver 15

Bên cạnh đó, nơi đây cũng là địa điểm tổ chức các cuộc triển lãm, sự kiện đặc sắc ở Vancouver. Bảo tàng này còn gây ấn tượng mạnh mẽ với thiết kế kiến trúc rất độc đáo và đẹp mắt, trông giống như một chiếc đĩa bay đang đáp trên một chân trụ khổng lồ.

2. Vancouver Art Gallery

Nằm ngay trung tâm thành phố, Vancouver Art Gallery là một trong những bảo tàng hút khách nhất tại thành phố này. Nơi đây không chỉ trưng bày những hiện vật giá trị mà còn có lối thiết kế vô cùng ấn tượng. Không ít khách tham quan cảm thấy thích thú khi chứng kiến một tòa nhà cao 7 tầng được thiết kế bằng gỗ.

7 bao tang o Vancouver 1

Với thiết kế kính trong suốt từ sàn đến trần nhà, các tầng dưới của tòa nhà sẽ mang đến du khách một cái nhìn rộng rãi và thoáng đãng, có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh sắc xung quanh. Bảo tàng có hơn 350 chỗ ngồi, một thư viện và một trung tâm giáo dục, cùng những khoảng không phân bố đồng đều. Tầng trệt bảo tàng là không gian triển lãm miễn phí, một quán cafe, một khu vực bán vé và một khu vực sinh hoạt chung.

3. Bảo tàng Science World

Cũng là một kiểu khu bảo tồn, nhưng không phải là tự nhiên, đến thăm Science Word du khách sẽ được biết tới nhiều công trình khoa học khác nhau tại địa phương cũng như trên thế giới. Kiến trúc hình khối tròn của bảo tàng cũng sẽ là một điểm check-in độc đáo cho du khách.

7 bao tang o Vancouver 2

Bên trong bảo tàng được trưng bày rất nhiều hiện vật, công trình khoa học khác nhau. Đối với những ai yêu thích khoa học thì không thể bỏ qua Bảo tàng Science World, bởi du khách sẽ biết thêm nhiều kiến thức và giải trí nhờ rạp chiếu phim Ominimax.

Du khách cũng có thể khám phá Body Works – nơi có thể nhìn thấy hình ảnh du khách lúc 70 tuổi, Eureka là nơi để du khách thử nghiệm án sáng, nước, chuyển động và âm thanh, vui chơi và có được nhiều trải nghiệm thú vị. Kidspace là nơi mà những đứa trẻ tò mò có thể ghé thăm, bởi các cuộc thám hiểm hấp dẫn.

4. Bảo tàng Nhân chủng học

Bảo tàng Nhân chủng học là một phần của Đại học British Columbi. Đây luôn là nơi giao lưu với các nền văn hóa từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đầu tiên của British Columbia. Nó cũng là một địa điểm tham quan hấp dẫn ở Vancouver được nhiều du khách biết đến. Triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của người bản địa.

27 diem tham quan vancouver 16

Thỉnh thoảng trong bảo tàng sẽ diễn ra các bài thuyết trình khác khám phá các đối tượng dân tộc học và khảo cổ học đại diện cho Châu Á, Nam Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Âu. Du khách cần hỏi hoặc theo dõi thông tin để tham gia vào chương trình mà mình quan tâm.

Tòa nhà thú vị này ban đầu là một phần của pháo đài thời kỳ Thế chiến II và kiến trúc sư địa phương Arthur Erickson đã biến không gian thành bảo tàng đẳng cấp thế giới như hiện nay.

5. Bảo tàng Royal London Wax

27 diem tham quan vancouver 17

Công trình nổi tiếng này nằm ở giữa thủ phủ Victoria, đối diện tòa nhà lập pháo của tỉnh British Columbia và lúc nào cũng đông khách tham quan. Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng hơn 300 tượng sáp được tạc theo kích thước và hình dáng thật của những nhân vật nổi tiếng thế giới. Đặc biệt hơn, các hình tượng ma quái, thần thánh hay những tác phẩm mô phỏng những công việc rùng rợn như tang lễ, cúng tế,… sẽ khiến du khách bất ngờ.

6. Bảo tàng Hàng hải

7 bao tang o Vancouver 3

Bảo tàng Hàng hải được thành lập vào năm 1959, tọa lạc trong Công viên Vanier thuộc phía Tây False Creek, là nơi lưu giữ mọi tài liệu cũng như trưng bày hiện vật về lịch sử hàng hải của Vancouver. Phòng trưng bày trong hiện vật rất rộng rãi, chứa đựng nhiều mô hình tàu từ lớn đến nhỏ từ nhiều thế kỷ trước. Tất cả các mô hình được trưng bày trong bảo tàng đều rất sống động, khiến mọi du khách khó có thể rời mắt khi dừng chân đứng lại quan sát.

7. Bảo tàng Cảnh sát

7 bao tang o Vancouver 4

Bảo tàng được thiết kế bởi kiến trúc sư Arthur J. Bird và thành lập vào năm 1986 để chào mừng kỷ niệm 100 năm của Cục cảnh sát Vancouver. Nơi đây trưng bày hơn 20.000 hiện vật gồm các tài liệu lưu trữ, hình ảnh, vũ khí, tiền giả, ấn phẩm… giúp du khách hình dung ra được những nguy hiểm cũng như trở ngại mà giới cảnh sát gặp phải khi làm nhiệm vụ. Ngoài ra, bảo tàng cũng thường xuyên cung cấp các chương trình giáo dục cho trẻ em cũng như một số tour du lịch đi bộ trong khu phố với nhiều chủ đề hấp dẫn khác nhau.

Thật tuyệt vời khi ghé thăm hết tất cả 7 bảo tàng ở Vancouver trên đây phải không nào? Hãy tận hưởng chuyến đi của mình thật trọn vẹn bằng cách Book Tour Canada của chúng tôi nhé!

7 cong vien xanh o vancouver 6

Thư giãn tại 7 công viên xanh mát ở Vancouver, Canada

Nằm ở bờ Tây Canada với một bên là núi tuyết hùng vĩ, một bên là vùng biển tuyệt đẹp, thành phố cảng Vancouver được thiên nhiên ưu ái tạo nên rất nhiều cảnh đẹp khiến lữ khách thích mê. Đến với vùng đất này, du khách sẽ được hít thở không khí trong lành, tận hưởng cuộc sống nhẹ nhàng, thư giãn tại 7 công viên xanh mát.

1. Công viên Stanley

Công viên Stanley được biết đến là một khu bảo tồn thiên nhiên khổng lồ, và được mệnh danh là “lá phổi xanh” của thành phố Vancouver. Chiếm diện tích 400 hecta, Stanley là một trong những công viên đô thị lớn nhất ở Bắc Mỹ, “đánh bại” Công viên Trung tâm của New York hơn khoảng 60 hecta.

Khu bảo tồn xanh tươi tuyệt đẹp này là một mảnh đất trồng những cây tuyết tùng, linh sam, độc cần và các vườn hoa và bãi biển trên một dải đất kéo dài ra tận Thái Bình Dương.

7 cong vien xanh o vancouver 1

Ở đây có rất nhiều góc đẹp để du khách tha hồ mà sống ảo tuyệt vời. Đó chính là những con đường mòn phủ đầy cây xanh, vườn hoa hồng, hoa anh đào, cây cầu cổ kính, cùng nhiều thảm cỏ tuyệt đẹp. Với một chiếc máy ảnh trên tay, du khách chỉ cần đứng vào là có ngay bộ ảnh xinh lung linh đấy!

Mặc dù du khách có thể tản bộ trong phần lớn công viên nhưng một số khu đất bên trong bị rừng rậm ken dày đặc. Công viên có nhiều loài động vật hoang dã bao gồm: chó sói, gấu trúc, hải ly, chồn hôi, sóc xám và đại bàng. Nơi đây là một lời nhắc nhở thường xuyên về quá khứ hoang dã trong khu vực.

2. Công viên Nữ hoàng Elizabeth

Nằm trên núi Nhỏ, ở độ cao 152m so với mực nước biển, Queen Elizabeth Park từng là khu rừng già, là bãi đẻ trứng cho cá hồi. Sau này đã trở thành nơi phục vụ xây dựng đường cao tốc đầu tiên của Vancouver vào cuối thế kỷ XX.

Giữa chốn đô thị ồn ào, náo nhiệt, Công viên Nữ hoàng Elizabeth vẫn giữ nét yên bình, trong lành và mát mẻ, bất kỳ ai muốn tìm đến một chốn tĩnh lặng, gần gũi với thiên nhiên cũng sẽ lựa chọn nơi này, vừa thư giãn vừa ngắm cảnh đài phun nước Dancing Water.

27 diem tham quan vancouver 12

Với diện tích khoảng 52 hecta, công viên được bao phủ bởi vô số các loài hoa, những khu vườn và cây xanh rợp bóng mát. Khu vực vườn ươm Queen Elizabeth Park có trồng các giống cây ngoại lai và bản địa, trang trí nhiều tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ nổi tiếng thế giới Henry Moore. Khu nhà kính với thiết kế hình mái vòm Bloedel tọa lạc ở nơi cao nhất trong công viên, lưu giữ hơn 500 loài thực vật và chim chóc quý hiếm. Vì thế, muốn tham quan toàn bộ khu vực rộng lớn này, du khách phải mất đến gần nửa giờ đồng hồ. Cách công viên không xa còn có một khu vườn riêng biệt, trồng toàn giống cây bản địa và một khu vườn hoa hồng nhỏ ở phía Tây Nam của công viên.

Tại công viên có tổ chức nhiều dịch vụ giải trí đa dạng như quần vợt, chơi bowling trên cỏ và đánh golf. Đây cũng là nơi lý tưởng để thưởng thức các món ăn ngon tại nhà hàng Seasons, một buổi dã ngoại hoặc ngắm sao vào ban đêm hay tìm một chỗ ngồi để vừa thư giãn vừa ngắm cảnh đài phun nước Dancing Water.

3. Công viên Charleson

Charleson nằm trong khu phố Fairview của Vancouver, là một điểm đến phổ biến của người dân địa phương cũng như khách du lịch. Công viên là nơi có những con đường uốn lượn của những cây xanh tươi tốt, bên cạnh đó là những thác nước, ao hồ tự nhiên đầy ấn tượng. Đây chính là một địa điểm hoàn hảo để tận hưởng một ngày thư giãn.

7 cong vien xanh o vancouver 2

Với diện tích 7,14 hecta, Công viên Charleson cung cấp một không gian lý tưởng để khám phá, với các tuyến đường đi tự nhiên hay lát đá ấn tượng.

4. Công viên Sun Yat-Sen

Một không gian yên tĩnh từ khu phố Tàu nhộn nhịp, Sun Yat-Sen là công viên công cộng có thiết kế cổ điển như một ốc đảo mang đậm bản sắc văn hóa Đạo giáo. Thiết kế của công viên Sun Yat-Sen rất ấm cúng, gần gũi thích hợp cho với du khách thiên về nội tâm.

7 cong vien xanh o vancouver 3

Công viên được xây dựng năm 1986, kết hợp trang trí hài hòa với 4 thành phần là đá, nước, thực vật và kiến trúc. Nơi đây có hồ nước xanh như ngọc bích để nuôi cá chép, bộ sưu tập các loài cây thu nhỏ có cách đây 150 năm.

5. Butchart Gardens

Butchart Gardens là một trong những địa điểm được sánh với “vườn tiên dưới hạ giới”. Trải rộng trên diện tích 20 hecta, Butchart Gardens là tổng thể gồm nhiều khu vườn tuyệt mỹ (vườn hồng, vườn kiểu Ý, vườn kiểu Nhật,…) khiến người ta liên tưởng tới cảnh trí thần tiên của “vườn địa đàng”.

27 diem tham quan vancouver 7

Ở Butchart Gardens, cảnh vật không theo một mùa cố định. Các kỹ sư và những người làm vườn đã chăm sóc, giữ cho màu sắc 4 mùa liên tục được hiện hữu nơi đây, từ sắc rực rỡ mùa hè đến những gam màu lạnh của mùa đông.

Butchart Gardens vừa là một trong những cái tên nổi tiếng nhất, vừa là nơi tụ hội của những khu vườn lâu đời nhất với lịch sử bắt đầu từ năm 1904 (do dòng họ Butchart xây dựng nên). Nó gắn kết giữa quá khứ – hiện tại và mang đến cho khách tham quan những góc “view” đẹp lộng lẫy.

6. Vườn Bách thảo VanDusen

Rời xa chốn đô thị sầm uất, xô bồ, du khách hãy tìm đến Vườn Bách thảo VanDusen như một nơi để hòa mình cùng thiên nhiên! Với diện tích 22 hecta, Vườn Bách thảo VanDusen quả thực là một điểm đến lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên, muốn hít thở không khí tự nhiên và cảm nhận một cuộc sống bình yên. Những lối đi quanh co, đồi núi nhấp nhô, những chiếc cầu gỗ nhỏ bắc qua ao nước và hơn 255.000 loại cây, hoa khác nhau tạo nên một không gian thơ mộng, đẹp mắt.

7 cong vien xanh o vancouver 4

Những loài thực vật trong Vườn Bách thảo VanDusen là đại diện cho các loại thực vật ở khắp nơi trên thế giới, nhất là khu vực Nam Phi, Bắc Cực, Hy Lạp,… Với sự sắp xếp độc đáo, đến đây, du khách sẽ được ngắm nhìn và lưu giữ được những kỷ niệm đẹp cho chuyến du lịch Canada của mình.

7. Vườn Bách thảo UBC

Vườn Bách thảo UBC là hệ thống gồm: vườn Nitobe Garden, Physic Garden, David C. Lam Asian Garden. Nó được thành lập năm 1916, có diện tích khoảng 44 hecta, nơi lưu giữ bộ sưu tập khổng lồ với hơn 12.000 loại cây trên khắp địa cầu.

Nitobe Garden là một trong những khu vườn Nhật ấn tượng nhất ở Bắc Mỹ và trong số 5 khu vườn hàng đầu bên ngoài địa phận Nhật Bản. Mỗi cây trồng, phiến đá, bụi cỏ được trang trí cẩn thận, phản ánh nhận thức lý tưởng hóa và tượng trưng cho thiên nhiên. Đây là sự hài hòa giữa các hình dạng thiên nhiên, như thác nước, sông, rừng, đảo và biển, cân bằng âm – dương phù hợp với yếu tố phong thủy. Khi dạo vườn theo chiều ngược kim đồng hồ, du khách có thể lắng nghe âm thanh réo rắt của những hồ, thác nước và con suối nhỏ trong vườn.

7 cong vien xanh o vancouver 5

Physic Garden, được tái tạo từ một khu vườn của tu viện ở thế kỷ XVI, đem lại cho du khách những trải nghiệm về một thế giới thực vật và thảo mộc chữa bệnh vô cùng phong phú.

Asian Garden là vườn rộng nhất của UBC. Nơi đây trồng nhiều hoa mộc lan, cây linh sam, cây tuyết tùng và hơn 400 giống cây hoa đỗ quyên có màu sắc rực rỡ. Thực vật trong vườn có xuất xứ từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Thật tuyệt vời khi ghé thăm hết tất cả 7 không gian xanh mát ở Vancouver trên đây phải không nào? Hãy tận hưởng chuyến  đi của mình thật trọn vẹn bằng cách Book Tour Canada của chúng tôi nhé!

8 khu vui choi o Vancouver 6

Trải nghiệm với 9 khu vui chơi giải trí hấp dẫn nhất ở Vancouver, Canada

Tại Canada, thành phố Vancouver có nền văn hóa đa dạng được bao quanh hầu hết bởi thiên nhiên. Do đó, nơi đây không thiếu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp để lữ khách đến chiêm ngưỡng và khám phá. Bên cạnh đó, vùng đất này còn có sức hút đặc biệt bởi sở hữu nhiều khu vui chơi giải trí hấp dẫn

Có rất nhiều cách để tìm thấy phút giây thư giãn cũng gia đình, bạn bè khi thực hiện chuyến đi tới Vancouver. Đó có thể là dạo quanh bãi biển đẹp của thành phố, khám phá công viên Stanley rộng lớn, ngắm cảnh từ Lookout Vancouver, hay tới các bảo tàng, con phố nghệ thuật. Và một cách khách chính là ghé thăm một trong những khu vui chơi giải trí ở Vancouver được đánh giá là tuyệt nhất như dưới đây:

  • Playland

Playland nằm ở Hastings Park của Vancouver, được biết đến là công viên giải trí lâu đời nhất của Canada. Thời gian mở cửa của công viên thường là từ tháng 5 tới tháng 9, và mở cửa trở lại từ giữa tháng 10 đến tuần cuối Halloween. Playland thường bổ sung các chuyến đi mới vào mỗi năm, mang đến những giây phút vui chơi tuyệt nhất cho người dân địa phương và khách du lịch.

8 khu vui choi o Vancouver 1

Playland mặc dù không hiện đại và được yêu thích như Disneyland nổi tiếng thế giới, nhưng nó vẫn là nơi tuyệt vời, mang đến nhiều niềm vui khác nhau. Công viên này có đầy đủ trò chơi cơ bản nhất của các khu vui chơi giải trí. Những đường trượt mạo hiểm ở Playland phổ biến là: Coaster làm bằng gỗ – tàu lượn siêu tốc lâu đời nhất ở Canada; Crockscrew – tàu lượn siêu tốc đôi; Kettle Creek Mine Coaster – tàu lượn gia đình và Whirled – đoàn xe kéo đi qua 1 con đường hình số 8.

Ngoài ra, công viên còn có những chuyến đi cảm giác mạnh khác nhau: Atmosfear, Moster, Breakdance, Flume, Hellevator hay các trò chơi điện tử, mê cung,… Tại công viên có một sự kiện đặc biệt có tên là “Fright Nights”, thường được tổ chức từ đầu tháng 10 tới cuối tuần Halloween. Trong thời gian này, du khách sẽ tìm thấy những ngôi nhà ma, và những con quái vật bên trong Playland.

Công viên Playland không chỉ là nơi giải trí hấp dẫn dành cho mọi lứa tuổi mà còn là địa điểm quen
thuộc, xuất hiện nhiều trên các bộ phim bom tấn của Canada như Rollercoaster (năm 1999), phim kinh dị Final Destination 3 (năm 2006), Diary of a Wimpy Kid (năm 2012),…

  • Splashdown Park

Là một trong những công viên nước hàng đầu tại Vancouver, Splashdown Park sẽ là lựa chọn vui chơi giải trí hàng đầu dành cho mọi du khách. Đến với công viên nước này, du khách sẽ tìm thấy rất nhiều điểm tham quan và vui chơi phù hợp với mọi lứa tuổi. Trong đó, các hồ bơi và công viên vui chơi nhỏ là nơi lý tưởng dành cho trẻ. Còn các trò chơi cảm giác mạnh như: The Black Hole, Bonsai Blueline, Corkscrew và Oliver Twist sẽ là gợi ý hấp dẫn dành cho các tín đồ ưa mạo hiểm.

8 khu vui choi o Vancouver 3

Ngoài ra, tại Splashdown Park, du khách cũng sẽ tìm thấy cả những đường hầm phiêu lưu thú vị, hồ bơi khổng lồ và cả một số gian hàng ẩm thực với đủ loại thức ăn nhanh như: bánh mì kẹp thịt, Hotdog, kem,…

Công viên có thời gian hoạt động từ tháng 6 đến cuối tháng 9 hằng năm nên du khach có thể sắp xếp thời gian và ghé thăm nó vào thời điểm hợp lý nhất nhé!

  • Cultus Lake Waterpark

Nằm xa hơn một chút so với Công viên Splashdown, Cultus Lake Waterpark nằm gần với Chilliwack và cách trung tâm Vancouver khoảng một giờ rưỡi lái xe. Mở cửa từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, công viên nước khổng lồ này bao gồm những đường trượt nước phiêu lưu cho mọi lứa tuổi, nó chắc chắn là một công viên nước mà người lớn và thanh thiếu niên lớn tuổi sẽ yêu thích.

8 khu vui choi o Vancouver 4

Tại công viên có Pirates Cove – một sân chơi đa cấp hoàn chỉnh với vòi nước, cầu dây, khu vực hồ bơi cơ bản với đường trượt nước, sân chơi, phù hợp cho những đứa trẻ. Và có nhiều trò chơi thử thách khác như: Blasters, Twisters, Freefall, Colossal, Bazooka, Tubular, Teror,… Với nhiều trò chơi hấp dẫn dưới nước, Cultus Lake Waterpark  sẽ là nơi tuyệt vời giúp du khách giải nhiệt cho những ngày hè, và có được phút giây thư giãn hoàn hảo nhất ở Vancouver.

  • Granville Island Waterpark

Công viên nước Granville Island nằm ở đảo Granville, trung tâm Vancouver. Thời gian mở cửa của công viên là từ “Victoria Day” (vào tháng 5 đến cuối tháng 6) đến Ngày Lao động (tháng 9).  Người dân địa phương đánh giá cao công viên này, và nhiều vị khách du lịch đến Vancouver cũng lựa chọn công viên này làm nơi để ghé thăm.

8 khu vui choi o Vancouver 2

Công viên bao gồm một đường trượt nước lớn, cộng với nhiều đường ống nước, vòi cứu hỏa và bình xịt. Ngoài ra còn có một khu vực đặc biệt cho trẻ mới biết đi, biến công viên thành một lựa chọn lý tưởng cho các gia đình có trẻ nhỏ.

  • Cultus Lake Adventure Park

Nằm cách trung tâm Vancouver không xa, Cultus Lake Adventure Park là một địa điểm vui chơi phổ biến của người dân thành phố. Đây là một công viên giải trí ngoài trời, với sân golf, tàu lượn siêu tốc, và một loạt các chuyến đi thú vị khác. Cultus Lake Adventure Park là một công viên giải trí nhỏ, những được thiết kế tốt với nhiều trò chơi phù hợp cho các lứa tuổi khác nhau.

8 khu vui choi o Vancouver 5

Công viên mở cửa theo mùa, từ khoảng tuần thứ 3 của tháng 6 tới ngày đầu tháng 9, thời gian từ giữa trưa đến 22 giờ. Có thể diện tích không lớn, nhưng công viên cung cấp một lựa chọn ấn tượng về các trò chơi như: Balloon Adventure – cung cấp chuyến đi khinh khí cầu nhỏ; Round-up 360 phù hợp với người thích cảm giác hồi hộp, bởi những pha lộn ngược lên xuống, quay vòng 360 độ; Runaway Mie Train – chuyến đi bằng tàu hoang dã; Wilderness Trail – là điểm thu hút cho nhừng người leo núi, khám phá.

  • Variety Kids Waterpark

Nằm trong khuôn viên Stanley Park rộng lớn – một địa điểm du lịch hàng đầu của du khách khi đặt chân đến Vancouver, công viên nước Variety Kids là một lựa chọn phù hợp cho những đứa trẻ. Công viên này tuy không quá lớn, những lại mang đến niềm vui, và làm hài lòng cho bọn trẻ và thậm chí là người lớn. Cũng giống như các công viên nước khác, thời gian mở cửa của Variety Kids là tháng 6 đến đầu tháng 9.

8 khu vui choi o Vancouver 7

Công viên có một thiết kế đơn giản, không có quá nhiều trò chơi, nhưng lại phù hợp cho những đứa trẻ vào mùa hè để làm mát và vui chơi tự do. Công viên này được xây dựng vào năm 1987, trong một không gian rộng lớn, có sẵn các bàn ở ngoài trời cũng như bãi cỏ, thích hợp cho các buổi dã ngoại. Variety Kids chính là một nơi thích hợp để làm mát cho những đứa trẻ, sau một ngày khám phá công viên Stanley rộng lớn trong những ngày hè.

  • Watermania

8 khu vui choi o Vancouver 8

Tại thành phố Vancouver, Watermania được biết đến là một công viên nước hấp dẫn dành cho các gia đình với những trò chơi dưới nước và trong nhà thú vị. Công viên này sở hữu một hồ bơi khá rộng có thể phù hợp với mọi độ tuổi, bên cạnh đó là các trò chơi hấp dẫn như: bóng rổ, bóng chuyền nước,… Đặc biệt, đến với Watermania, du khách cũng sẽ tìm thấy một số đường trượt nước quanh co, bồn tạo sóng, phòng xông hơi ướt và khô,

  • Hillcrest Aquatic Center

Hillcrest Aquatic Center nằm gần Công viên Nữ hoàng Elizabeth, là nơi có cả hồ bơi trong nhà và ngoài trời. Đây từng là nơi tổ chức Thế vận hội Olympic mùa đông và Paralympic năm 2010. Các hồ bơi ở Hillcrest Aquatic Center phù hợp để thư giãn, vui chơi với các phòng xông hơi khô, phòng xông hơi nước,…

8 khu vui choi o Vancouver 9

Hillcrest Aquatic Center không có các hồ bơi chuyên sâu về giải trí, các đường trượt nước khổng lồ, hay các khu vực vui chơi riêng biệt, Nhưng lại có những trang trí cây cối, đài phun nước, sàn leo, ống dẫn, vòi phun thích hợp để các gia đình vui chơi, giải trí. Đừng bỏ lỡ cơ hội tận hưởng phút giây thư giãn tốt nhất tại Hillcrest Aquatic Center nhé!

  • Science World

Khoa học và công nghệ rất thú vị, và khi đến Science World, du khách sẽ hiểu được lý do tại sao. Science World là nơi cung cấp cho trẻ em và cho ba mẹ một ngày vui vẻ, với những triển lãm tương tác, những bài dạy thực hành về khoa học và công nghệ. Trung tâm có nhiều cuộc triển lãm, chương trình và sự kiện giúp cho du khách cũng như những bạn nhỏ hiểu thêm về 2 chủ đề quan trọng này.

8 khu vui choi o Vancouver 10

Du khách có thể khám phá Body Works – nơi có thể nhìn thấy hình ảnh du khách lúc 70 tuổi, Eureka là nơi để du khách thử nghiệm án sáng, nước, chuyển động và âm thanh, vui chơi và có được nhiều trải nghiệm thú vị. Kidspace là nơi mà những đứa trẻ tò mò có thể ghé thăm, bởi các cuộc thám hiểm hấp dẫn.

Đến với Science World, du khách sẽ có được một ngày khám phá hoàn hảo cho khoa học, công nghệ, nâng cao trí tưởng tượng, sự sáng tạo cho chính mình và những đứa bé. Vì vậy, hãy chắc chắn ghé thăm trung tâm khoa học này khi đi du lịch ở Vancouver.

Không chỉ có khung cảnh tự nhiên ấn tượng, nhiều công trình kiến trúc tuyệt vời, Vancouver còn là một nơi hoàn hảo cho các hoạt động vui chơi giải trí thú vị. Những khu vui chơi giải trí ở Vancouver tốt nhất kể trên, sẽ mang đến cho du khách một hành trình du lịch Mỹ thú vị hơn.