10 le hoi mua thu 11

Điểm danh 10 lễ hội mùa thu hấp dẫn ở Canada đáng để du khách trải nghiệm

Với những ai trót say mê vẻ đẹp của mùa thu thì chắc hẳn cũng đôi lần mong ước được đặt chân đến Canada. Bởi mùa thu ở xứ sở này không chỉ là thời điểm rừng phong thay lá, chuyển mình sang màu áo vàng rực, rợn ngợp khắp các con phố mà đây còn là nơi diễn ra rất nhiều lễ hội hấp dẫn đáng để du khách trải nghiệm.

Lễ hội Hải sản Quốc tế (The P.E.I. International Festival)

Ở thủ đô Charlottetown của tỉnh bang Prince Edward Islands, hàng năm cứ vào ngày 15/9, người dân nơi đây sẽ tổ chức Lễ hội Hải sản Quốc tế. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 15/9 cho đến ngày 18/9.

10 le hoi mua thu 1

Khi tham gia lễ hội này, du khách sẽ được đắm chìm trong muôn vàn món ăn đặc sản được chế biến từ nhiều loại hải sản như tôm hùm, cua, mussels,… Để làm cho không khí lễ hội trở nên sôi động hơn thì có thêm nhiều hoạt động giao lưu như: tranh tài ăn oyster, thi nấu ăn,…

Ngoài ra, người dân của tỉnh bang này rất giỏi làm chiều lòng khách du lịch với những chương trình văn nghệ miễn phí ngoài trời đặc sắc cùng những loại nhạc đặc thù của miền Đông Canada. Đây cũng là cơ hội tốt để du khách hiểu thêm về nét đẹp văn hóa của Canada.

Lễ hội Rượu Vang Niagara

Thành phố Niagara không chỉ là điểm dừng chân cuốn hút với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ khi vào thu. Những con đường đầy màu sắc như níu chân mọi du khách khi đến đây. Nhưng nếu đến đúng vào dịp Lễ hội Rượu Vang diễn ra trong vòng 10 ngày từ 16/9 đến ngày 25/9 thì du khách không thể rời chân được vì sự sôi động và náo nhiệt nơi đây.

10 le hoi mua thu 2

Du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên với hơn 100 màn diễn biến trong lễ hội này và sẽ có cuộc diễn hành được dàn dựng công phu The Grand Parade ở thành phố Niagara. Và sẽ còn tuyệt hơn khi du khách có cơ hội đến nếm rượu tại các hầm rượu trong vùng Niagara.

Lễ hội Pumpkinfest

10 le hoi mua thu 4

Lễ hội Pumpkinfest diễn ra vào ngày 15/10 tại quận Prince Edward trong vùng Wellington, ở tỉnh bang Ontario. Trong lễ hội này, có cuộc thi xem nông gia nào đã trồng được những quả Pumpkin (quả bí đỏ) lớn nhất. Vào năm 1996, đã từng xuất hiện quả bí đỏ nặng tới 456kg. Đây là một trong những lễ hội mùa thu ở Canada độc đáo nhất.

Lễ hội Lồng Đèn (The Magic of Lanterns Festival)

Nếu có dịp ghé thăm thành phố Montreal trong chuyến du lịch Canada vào khoảng từ ngày 9/9 đến hết ngày 31/10, du khách sẽ có cơ hội tham gia lễ hội The Magic of Lanterns. Có thể hiểu đây là lễ hội lồng đèn được trưng bày trong khu vườn Trung Hoa ở Montreal Botanical Garden (Khu vườn Thực vật ở Montreal).

10 le hoi mua thu 5

Điều đáng nói ở đây là về số lượng lồng đèn, con số có thể lên tới khoảng 1.000 chiếc lồng đèn được các họa nhân vẽ kiểu ở Canada thực hiện. Trong tiết trời hơi se lạnh của mùa thu khi chiều tối cùng với vẻ đẹp thấp thoáng của những sắc màu hoa lá thì những chiếc lồng đèn càng góp phần làm cho bầu không khí trở nên khác lạ, lung linh hơn rất nhiều.

Lễ hội tháng 10 Kitchener-Waterloo

Lễ hội tháng 10 Kitchener-Waterloo kéo dài 9 ngày bắt đầu từ ngày thứ 6 trước Lễ Tạ Ơn ở Canada. Đây là lễ hội lớn nhất vùng Bavaria của quốc gia này.

10 le hoi mua thu 6

Tham gia lễ hội Kitchener-Waterloo, du khách sẽ được trở về những năm 1916 để tận hưởng hương vị truyền thống của nước Đức ngay tại thành phố mang tên Berlin.

Vào những ngày này, không khí nồng nhiệt tràn ngập đường phố, các quầy hàng và sàn nhảy. Ngoài ra, du khách cũng có thể tới xem các cuộc thi bắn cung, trình diễn thời trang và các cuộc trưng bày nghệ thuật trước lễ diễu hành của Lễ Tạ Ơn Canada.

Lễ hội âm hưởng Celtic Quốc tế (The Celtic Colours International Festival)

The Celtic Colours International Festival bắt đầu vào tháng 10, thường từ ngày 7/10 đến ngày 15/10. Điểm đặc biệt là lễ hội này được diễn ra trên vùng cao nguyên Breton ở tỉnh bang Nova Scotia là vùng có nhiều người nguyên gốc Tô Cách Lan (Celtic).

10 le hoi mua thu 3

Đến với lễ hội này du khách sẽ không phải ngạc nhiên khi chứng kiến những rừng cây trở nên rực sáng. Chúng càng tô thêm nét đẹp khó cưỡng của mùa thu Canada. Không khí của lễ hội ngày càng trở nên nóng hơn đúng nghĩa với lễ hội âm hưởng khi những chương trình văn nghệ bắt đầu. Những ca sĩ gốc Anh trong vùng sẽ hát những ca khúc bất hủ. Những loại nhạc cổ truyền như như fiidlers, piping và đàn guitar, dương cầm trong các bản nhạc có âm hưởng Gaelic cũng như những dạ vũ, hòa nhạc sẽ được xướng lên.

Tất cả khung cảnh và âm thanh của lễ hội sẽ trở nên sắc nét quyến rũ hơn trong tâm thức của những ai từng có cơ hội tham gia lễ hội này.

Lễ hội khinh khí cầu Gatineau

10 le hoi mua thu 7

Lễ hội khinh khí cầu Gatineau tại Quebec được tổ chức vào ngày Quốc tế Lao động cuối tuần khi tiết trời đang dần vào thu. Với hơn 300 chương trình nghệ thuật được biểu diễn song hành cùng những chiếc khinh khí cầu rực rỡ và hoành tráng, lễ hội Gatineau đã thu hút gần 200.000 du khách ghé thăm mỗi năm và khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Canada vào mùa thu.

Lễ hội Ẩm thực và Rượu Vang

10 le hoi mua thu 8

Lễ hội Ẩm thực và Rượu Vang trên núi Rocky thường được tổ chức vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm tuỳ từng thành phố. Đây là dịp để du khách có thể thưởng thức hàng loạt các món ăn ngon miệng, nhâm nhi rượu vang, bia và rượu mạnh. Tuy nhiên, lễ hội này chỉ dành cho người trên 18 tuổi.

Lễ hội Âm nhạc Rifflandia

Ai đó từng nói lễ hội âm nhạc chỉ tổ chức vào mùa hè thì họ đã sai rồi. Bởi có một lễ hội âm nhạc mang tên Rifflandia được tổ chức hàng năm vào mùa thu tại đảo Vancouver ở Canada. Lễ hội là nơi quy tụ của dàn nghệ sĩ đình đám về đây biểu diễn.

10 le hoi mua thu 9

Ngoài âm nhạc, lễ hội còn là dịp để nhà máy sản xuất bia địa phương Phillips sản xuất thêm Rifflandbrau – một loại đồ uống đặc biệt chỉ bán vào những ngày lễ mà thôi.

Tuần lễ Âm nhạc Canada

10 le hoi mua thu 10

Tuần lễ Âm nhạc Canada ra đời vào năm 1977 và trở thành một sự kiện thường niên vào mùa thu tại quốc gia này. Lễ hội là dịp để nâng cao nhận thức của người dân về âm nhạc và tăng sự tương tác giữa các nghệ sĩ và khán giả. Khi đến với lễ hội tại Saskatoon, du khách có thể tham gia các sự kiện thú vị như: Sê-ri Songwriters, chương trình mới ra mắt FanFest hay những show diễn huyền thoại.

Hy vọng những thông tin về các lễ hội mùa thu ở Canada mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ hữu ích với những vị du khách đang có ý định du lịch tới “xứ phong đỏ”. Hãy book Tour Canada của chúng tôi để có được những trải nghiệm tuyệt vời nhé!

tinh cach cua nguoi canada 9

14 nét tính cách đặc trưng của người Canada

Người Canada được biết đến là những người lịch thiệp, tinh tế và thân thiện nhất thế giới. Bên cạnh đó, họ cũng có thái độ ứng xử nhã nhặn với phần khuôn mẫu. Tuy vậy, họ vẫn rất thân thiện và gần gũi kể cả khi ai đó từ một quốc gia khác đến.

Canada vốn rất nổi tiếng với bạn bè trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như thiên nhiên, giáo dục, phát triển kinh tế, văn hóa. Hơn nữa một điểm cộng không thể không kể đến để khám phá nữa đó là khi khám phá ra vẻ đẹp con người ở nơi đây. Bạn bè quốc tế khi đến Canada đã có rất nhiều nhiều từng nhận xét và khen ngợi rằng: “Sự đối đãi tốt đẹp của con người Canada giống như dầu hỏa đối với Ả Rập Saudi”. Vẻ đẹp con người Canada chưa hết đâu, còn rất nhiều nữa, hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về 14 sự thật ít ai biết về các giá trị văn hóa và tính cách của người Canada nhé!

Lịch thiệp, nhẹ nhàng và tinh tế

Người Canada còn nổi tiếng với sự lịch thiệp, nhẹ nhàng và tinh tế trong những cuộc giao tiếp thường nhật. Câu “xin lỗi” và “cảm ơn” được sử dụng khá thường xuyên trong văn hóa giao tiếp của họ; được xem như là một thói quen hằng ngày của người dân nơi đây. Với họ, lời xin lỗi không có nghĩa là vì họ có lỗi mà đó là sự tôn trọng – tôn trọng đối phương; tôn trọng cuộc nói chuyện của cả hai.

Mở đầu câu chuyện bằng những câu hỏi thăm quê quán, công việc; du lịch hoặc chia sẻ về văn hóa quê hương là những chủ đề sẽ giúp bạn dễ dàng chiếm được tình cảm của người dân Canada.

tinh cach cua nguoi canada 1

Khiêm tốn và giản dị

Khiêm tốn và rất giản dị tự nhiên là một đức tính nổi bật cần ca ngợi của con người Canada. Người Canada rất khiêm tốn và giản dị trong mọi lĩnh vực đời sống và con người. Họ giản dị trong trang phục và lối sống giao tiếp hằng ngày. Đối với những môi trường làm vệc lớn tại Canada, họ không yêu cầu nhân viên phải diện những bộ đồng phục công sở mà thay vào đó nhân viên có thể tự do mặc trang phục lựa chọn của bản dễ dàng và thoải mái nhưng vẫn không quên là phải phù hợp đứng đắn.

Đối với quá trình giao tiếp của người Canada không quá khó khăn và cầu kì như đối với một số nước ở Mỹ hay ở Úc bạn sẽ phải gọi bằng sếp thay vì cách xưng hô là tên thật thì ở Canada họ vẫn rất vui vẻ và xưng hô bằng những tên gẫn gũi quen thuộc hằng ngày.

Thẳng thắn

Khi đối thoại, nhất là trong những cuộc giao dịch, thương lượng, trao đổi, mua bán hàng hóa, người Canada sẽ đi thẳng vào vấn đề chính.

tinh cach cua nguoi canada 7

Tôn trọng, khiêm nhường

Đặc điểm này thể hiện rõ trong việc tuân thủ đúng đắn các quy định chuẩn mực như giờ giấc. Họ luôn luôn tuân thủ đúng giờ và đề cao không gian riêng tư cũng như áp dụng đúng các chuẩn mực về tuân thủ quy định về trật tự xã hội. Hơn nữa đức tính này còn thể hiện rõ hơn trong quan hệ giao tiếp bạn bè hay đồng nghiệp nếu như họ có bất đồng quan điểm nào đó thì họ cũng xử lý và bộc lộ một cách tinh tế và khôn khéo nhất, ít khi để xảy ra to tiếng hay cãi vã.

Công bằng

Canada được biết đến là một quốc gia tân tiến thuộc vùng Bắc Mỹ, nên người dân ở đây cũng đề cao tính công bằng trong cuộc sống. Mọi người đều có những giá trị đáng được trân trọng, thế nên sự phân cấp về thứ bậc trong xã hội, tổ chức không quá rõ rệt và khắc nghiệt. Và nhờ vậy mà quyền lợi và nghĩa vụ đều ngang bằng nhau bất kể tuổi tác, giới tính, chủng tộc hay tín ngưỡng.

tinh cach cua nguoi canada 8

Đề cao không gian riêng tư

Vì sự lịch thiệp và có phần hơi xa cách đã trở thành phong cách của người Canada, nên hầu hết họ đều đề cao tính cá nhân và tôn trọng không gian riêng tư. Ngoại trừ cái ôm xã giao khi gặp mặt, ta không nên có hành động thân mật gì khác vì họ sẽ cảm thấy không thoải mái.

Khác với Việt Nam, những chủ đề như lương thưởng, cuộc sống gia đình, cân nặng, tôn giáo,… đều không nên nhắc đến và bàn luận trong các cuộc trò chuyện. Điều này cũng được hiểu rằng một người có quyền đối với tài sản của chính họ, vì vậy hãy xin phép trước khi sử dụng bất cứ thứ gì không phải của bạn. Hay các hành vi gây rối, chẳng hạn cắt ngang, la hét, nói to chắc chắn sẽ nhận được cái nhíu mày thiếu thiện cảm từ người Canada.

tinh cach cua nguoi canada 6

Chủ nghĩa cá nhân nhưng hướng đến cộng đồng

Người Canada có ý thức cao về trách nhiệm của bản thân với cộng đồng và quốc gia của họ. Mặc dù cần không gian cá nhân nhưng họ hướng về tập thể và đề cao lợi ích chung lên hàng đầu. Họ sẽ thích tham gia các hoạt động tình nguyện, quyên góp hay bất kỳ hành động nào vì cộng đồng mà họ có thể nghĩ ra.

Gắn kết địa phương

“Phép vua còn thua lệ làng” quả thật đúng với người dân Canada. Bởi ở đây họ có sự gắn kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh bang, thậm chí họ chỉ nắm rõ luật lệ và chính sách ở tỉnh bang nơi họ sinh sống. Và vì Canada là quốc gia phân quyền, mặc dù vẫn chịu sự điều hành của Chính phủ và điều luật liên bang nhưng mỗi tỉnh bang vẫn có những điều luật riêng.

tinh cach cua nguoi canada 2

Đúng giờ

Sự đúng giờ được coi trọng tại Canada. Người Canada không có khái niệm giờ giấc “cao su”. Mọi người đều đến đúng giờ hoặc đến sớm hơn 5 đến 10 phút. Đây là một thái độ nghiêm túc và tôn trọng mọi người. Việc đến đúng giờ cũng là một hành vi thể hiện sự bảo vệ cam kết của bản thân.

Yêu môi trường

Người Canada vốn có một tình yêu mãnh liệt với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hùng vĩ của họ. Thế nên, họ luôn hết mình để bảo tồn và phát triển thiên nhiên trong mọi trường hợp.

Trong các hoạt động vui chơi họ rất có ý thức bảo vệ môi trường. Họ duy trì công viên mở và chấp nhận, tuân thủ các chính sách thân thiện môi trường dù bất kỳ đâu. Trong cuộc sống hằng ngày, các gia đình Canada có sở thích đến công viên hoặc cắm trại trong khu rừng.

Khoái ăn vặt

Người Canada thường có bữa trưa trước 12h và bữa tối lúc 17-18h. Họ cũng có xu hướng ăn nhanh, gọn bữa chính thay vì vừa ăn vừa nhâm nhi như nhiều quốc gia khác. Dù vậy, họ lại khoái ăn vặt, giúp kiểm soát cân nặng và lợi ích sức khỏe lâu dài. Các món ăn vặt ưa thích: kẹo thanh, bánh xốp, các loại hạt, cần tây,… có thể xuất hiện bất cứ nơi đâu.

tinh cach cua nguoi canada 4

Tinh thần thể thao cao

Đây là một khía cạnh ít được chú ý ở đất nước này, nhưng thực sự người Canada rất có tinh thần thể thao. Họ yêu thích những môn thể thao như: Bóng chày, bóng đá và Lacrosse (bóng vợt – biến thể của môn khúc côn cầu).

Văn hóa đa dạng

Văn hóa Canada là một bức tranh hài hòa được tô vẽ từ màu sắc của nhiều quốc gia. Chỉ cần ra đường thôi là du khách sẽ bắt gặp những nét lịch lãm của người Pháp, tinh tế của người Anh, thực tế của Mỹ hay thấu hiểu và đồng cảm từ cộng đồng người nhập cư Châu Á. Chính nhờ tiếp xúc nhiều nền văn hóa như vậy mà người Canada rất cởi mở, thoải mái với nền văn hóa mới. Họ thật sự là những con người dễ thương.

tinh cach cua nguoi canada 3

Đường lối chính trị

Văn hóa con người Canada về đường lối chính trị là không nói và làm những việc sỉ nhục, lăng mạ đối xử với những người da đen hay văn hóa khác.

Tính cách của người Canada rất đáng quý phải không nào? Khi du lịch Canada, chắc chắn du khách sẽ được nhận nhiều tình cảm trân trọng từ người dân nơi đây.

Maple Taffy 4

Maple Taffy – loại kẹo làm trên tuyết cực độc đáo ở Canada

Canada được biết đến là vùng đất có khí hậu lạnh quanh năm, đặc biệt là khu vực phía Bắc luôn được phủ đầy tuyết trắng. Tuy thời tiết khá khắc nghiệt nhưng người dân Canada đã tận hưởng điều này bằng nhiều hoạt động ngoài trời thú vị. Trong đó, phải kể đến việc làm một loại kẹo trên tuyết độc đáo, đó chính là Maple Taffy.

Maple Taffy được xem là một nét văn hóa ẩm thực truyền thống vào mùa lạnh của người dân Canada. Cách chế biến ra chúng thoạt nhìn khá đơn giản, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi khá nhiều bí quyết.

Maple Taffy 3

Maple Taffy có thành phần chính là Siro cây phong. Đây là loại Siro quen thuộc đối với những chiếc Pancake phương Tây được chiết xuất từ nhựa nguyên chất ở thân cây. Chúng được chiết xuất từ nhựa nguyên chất ở thân cây phong với hương vị đặc trưng là ngọt dịu và thơm nên khi làm kẹo không cần cho thêm đường mà Maple Taffy vẫn có mùi vị tuyệt hảo.

Để bắt đầu làm kẹo Maple Taffy, người ta chỉ cần đun sôi Siro cây phong đến nhiệt độ thật chính xác là 234 độ F (khoảng 112 độ C) và cho ra thành phẩm là một hỗn hợp sánh và sệt, với màu vàng nâu hấp dẫn.

Maple Taffy 1

Ấn tượng đầu tiên về loại kẹo này chính là nó khá giống với món kẹo mạch nha của Việt Nam, tuy nhiên người Canada sẽ còn thực hiện thêm một bước làm đông kẹo. Họ sẽ rưới phần Siro đang nóng lên tuyết vừa mới rơi hoặc ở trên cao để bảo đảm vệ sinh và chờ khoảng 30 giây. Sau đó người ta lại dùng que gỗ để quấn chúng lại thành một que kẹo cứng cáp một cách tự nhiên mà không dùng thêm bất kỳ chất phụ gia gì mà chỉ nhờ vào những lớp băng tuyết ngoài trời này.

Thoạt nhìn cách tạo ra chiếc kẹo Maple Taffy này rất đơn giản, tuy nhiên, một que kẹo Maple Taffy đúng chuẩn thật sự thì không phải ai cũng làm được. Bắt buộc phải đun Siro đạt đến độ sôi hợp lý, vì nếu không đủ yêu cầu thì khi rưới lên tuyết, phần Siro này sẽ nhanh chóng bị thấm xuống bến dưới, còn nếu nhiệt độ quá nóng thì kẹo lại khó đông và dễ bị mềm nhũn ra. Một que kẹo Maple Taffy ngon là khi nó có độ dẻo mịn và dai dai khi ăn.

Maple Taffy 2

Khi đã thành phẩm, người dân Canada có thể thưởng thức những que kẹo Maple Taffy như món quà vặt hoặc ăn kèm cùng bánh Donut, Pancake và kết hợp cùng những ly sữa, tách cafe nóng để làm ấm cơ thể trong ngày đông giá rét.

Có thể nói, tuy Maple Taffy không thực sự gây ấn tượng về hương vị cũng như hình dạng nhưng loại kẹo làm trên tuyết này vẫn luôn được xem là loại kẹo truyền thống của Canada, bởi nó không chỉ thể hiện được nền văn hóa độc đáo của Canada mà còn là phương thức thể hiện tinh thần vượt qua những trở ngại về thời tiết để tận hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống.

Nếu có dịp du lịch Canada vào mùa đông, du khách đừng bỏ qua cơ hội tự tay mình làm ra chếc kẹo Maple Taffy và nhấm nháp hương vị của nó nhé! Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm thú vị mà có được trong hành trình vi vu “xứ sở lá phong”.

quoc ky canada 2

Quốc kỳ Canada và những điều thú vị

Quốc kỳ Canada – đại diện chính thức cho cả nước, là biểu tượng quan trọng cho đất nước này. Vậy lá cờ Canada được thiết kế ra sao và ý nghĩa cụ thể mà nó mang lại là gì? Mời du khách cùng chúng tôi khám phá nhé!

LỊCH SỬ QUỐC KỲ CANADA

Quốc kỳ của Canada có lịch sử phát triển khá phực tạp với nhiều phiên bản khác nhau trước khi có được thiết kế như ngày nay.

Như du khách đã biết trước kia Canada từng là thuộc địa của cả Anh và Pháp, vì vậy Quốc kỳ của Canada vào thời điểm đó mang những nét đặc trưng của 2 quốc gia này.

Lá cờ đầu tiên được biết đến tại Canada chính là Quốc kỳ Thánh giá Thánh Geogre của Anh. Lá cờ này được thượng tại Canada do John Cabot tiến hành khi ông đến Newfoundland vào năm 1497. Đến năm 1534, Jacques Cartier đóng một thánh giá tại bán đảo Gaspé mang hiệu kỳ vương thất Pháp với hoa bách hợp. Tàu của ông đương thời treo một hiệu kỳ đỏ cùng một thập tự trắng, đương thời là quân kỳ của Hải quân Pháp. Sau đó, Tân Pháp tiếp tục thượng các quân kỳ đang biến hóa của Pháp vào đương thời.

Từ khi khu định cư của người Anh được thành lập tại Nova Scotia thì Quốc kỳ Liên hiệp (được gọi là Quốc kỳ Liên hiệp vương thất tại Canada từ 1964) cũng được ra đời. Đây cũng là lá cờ được sử dung lâu thứ nhì chỉ sau Quốc kỳ hiện tại của đất nước Canada khi được sử dụng từ những năm 1621 đến tận năm 1965.

quoc ky canada 1

Không lâu sau khi Canada liên hiệp vào năm 1867, nổi lên nhu cầu về các hiệu kỳ đặc trưng cho Canada. Quốc kỳ Canada đầu tiên được sử dụng sau đó là Hiệu kỳ của Toàn quyền Canada, một quốc kỳ Liên hiệp với một phù hiệu ở giữa thể hiện các huy hiệu của Ontario, Québec, Nova Scotia, và New Brunswick bao quanh là một vòng lá phong. Năm 1870, Hồng thuyền kỳ, cộng thêm phù hiệu hỗn hợp Canada tại đuôi, bắt đầu được sử dụng phi chính thức trên đất liền và trên biển, được gọi là Hồng thuyền kỳ Canada. Do có các tỉnh mới gia nhập liên bang, huy hiệu của họ được thêm vào phù hiệu. Đến năm 1892, Bộ Hải quân Anh Quốc chấp thuận cho sử dụng Hồng thuyền kỳ nhằm đại diện cho Canada trên biển. Phù hiệu hỗn hợp được thay thế bằng Quốc huy Canada khi nó được ban hành vào năm 1921, và đến năm 1924 thì một Xu Mật Viện chấp thuận việc sử dụng nó tại ngoại thất các tòa nhà Chính phủ Canada. Năm 1925, Thủ tướng William Lyon Mackenzie King thành lập một ủy ban để thiết kế một quốc kỳ nhằm sử dụng trong nội thất, song ủy ban bị giải tán trước khi có thể đưa ra tường trình cuối cùng. Bất chấp thất bại của ủy ban trong việc giải quyết vấn đề, tình cảm quần chúng trong thập niên 1920 là ủng hộ sửa đổi thiết kế quốc kỳ của Canada. Các thiết kế mới được đề xuất vào năm 1927, 1931, và 1939.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng thuyền kỳ là quốc kỳ mà quân đội Canada sử dụng trong các trận chiến. Một ủy ban liên hiệp của Thượng viện và Hạ viện được chỉ định vào ngày 8/11/1945 nhằm đề xuất một Quốc kỳ để chính thức thông qua. Đến ngày 9/5/1946, có 2.695 thiết kế được đệ trình và ủy ban liên hiệp báo cáo lại cùng một đề nghị rằng: “Quốc kỳ của Canada nên là hồng thuyền kỳ Canada với một lá phong màu vàng thu trong một nền viền trắng”. Tuy nhiên, Nghị viện Québec hối thúc ủy ban liên hiệp không để bao gồm những gì được cho là “các biểu tượng ngoại quốc”, kể cả Quốc kỳ Liên hiệp, và thủ tướng đương thời là Mackenzie King từ chối hành động dựa theo báo cáo, và Hồng thuyền kỳ Canada vẫn được thượng.

Tuy nhiên, đến thập niên 1960, tranh luận về một Quốc kỳ Canada chính thức tăng cao và trở thành một chủ đề luận chiến, cực điểm là Đại tranh luận Quốc kỳ năm 1964. Năm 1963, Chính phủ Tự do thiểu số của Lester B. Pearson lên nắm quyền và quyết định thông qua một Quốc kỳ Canada chính thức bất chấp tranh luận trong quốc hội. Người đề xướng chính trị chính của việc này là Thủ tướng Pearson, ông từng là một nhà điều đình quan trọng trong Khủng hoảng Kênh đào Suez năm 1956, nhờ đó mà ông đoạt giải Nobel hòa bình. Trong cuộc khủng hoảng, Pearson bối rối khi Chính phủ Ai Cập phản đối lực lượng gìn giữ hòa bình Canada với lý do là Quốc kỳ Canada (hồng thuyền kỳ) có chứa cùng biểu tượng (Quốc kỳ Liên hiệp) cũng được Anh Quốc sử dụng làm Quốc kỳ, trong khi Anh Quốc là một bên tham chiến. Mục tiêu của Pearson đối với quốc kỳ Canada là khiến Canada đặc trưng và không thể nhầm lẫn. Đối thủ chính trong hành động thay đổi Quốc kỳ là thủ lĩnh đối lập và cựu Thủ tướng John Diefenbaker.

Sau một thời gian nghiên cứu cùng vận động chính trị, ủy ban liên hiệp lựa chọn thiết kế hiện nay, thiết kế này do George Stanley tạo ra và lấy cảm hứng từ hiệu kỳ của Học viện Quân sự Vương thất Canada (RMC) tại Kingston, Ontario. Đa số phiếu trong Hạ viện thông qua thiết kế vào ngày 15/12/1964. Thượng viện Canada thông qua thiết kế hai ngày sau đó.

quoc ky canada 3

Nữ vương Canada Elizabeth II công bố Quốc kỳ mới vào ngày 28/01/1965, và nó được bắt đầu sử dụng từ ngày 15/02 cùng năm sau một buổi lễ chính thức tại Parliament Hill tại Ottawa, với sự hiện diện của Toàn quyền Georges Vanier, Thủ tướng, các thành viên khác trong nội các, và các nghị viên Canada. Chủ tịch Thượng viện Maurice Bourget nói rằng Quốc kỳ là biểu tượng cho sự thống nhất của quốc gia, đại diện cho toàn bộ các công dân Canada bất kể chủng tộc, ngôn ngữ, đức tin, hay quan điểm. Trong lễ kỷ niệm 100 năm lập quốc vào năm 1967, Chính phủ Canada sử dụng một Quốc kỳ mang huy hiệu Vương thất Canada (phù hiệu được sử dụng trên Hồng thuyền kỳ) trên một nền đỏ.

THIẾT KẾ QUỐC KỲ CANADA

Quốc kỳ Canada đối xứng theo chiều ngang và do đó hai mặt tương tự nhau. Chiều rộng của Quốc kỳ gấp hai lần chiều cao (theo tỷ lệ 1:2). Điều này khác biệt với tỷ lệ Quốc kỳ của các quốc gia các (tỷ lệ 2:3). Sự khác biệt như vậy nhằm thể hiện sự rộng lớn của đất nước Canada.

quoc ky canada 4a

Về màu sắc, Quốc kỳ Canada được thiết kế với 2 màu chủ đạo là trắng và đỏ – đều là tượng trưng cho những gì quen thuộc nhất ở đất nước Canada: phần màu trắng tượng trưng cho sự bao phũ của tuyết trắng và khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông của Canada; còn 2 dải màu đỏ hai bên của Quốc kỳ đại điện cho vị trí địa lý của Canada khi được bao quanh bởi 2 đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Tại trung tâm của nền trắng là một chiếc lá phong màu đỏ. Chiếc lá phong đỏ có tất cả là 12 đỉnh nhọn tượng trưng cho 10 bang và 2 tiểu bang của đất nước Canada để khẳng định sự đoàn kết của người dân Canada không kể xuất xứ.

Hình ảnh lá phong trước khi được chọn để in lên Quốc kỳ Canada thì lá phong là biểu tượng của người Canada gốc Pháp. Và xuất hiện cả trên Quốc huy của đất nước này. Vào mùa thu Canada, khoảng tháng 9 và tháng 10, ở khắp các thành phố đặc biệt là thành phố Montreal các con đường, công viên sẽ chuyển sắc từ màu đỏ kiêu hãnh và màu vàng cam long lanh phủ khắp mọi nơi. Chính vì vậy mà vẻ đẹp của lá phong khó có thể diễn tả bằng lời, lá phong phổ biến khắp mọi nơi trên đất nước Canada. Đây chính là nguyên nhân mà người dân Canada chọn lá phong làm biểu tượng của đất nước.

la phong canada

Ngoài việc mang trên mình là một biểu tượng nét đẹp đặc trưng của đất nước, Quốc kỳ Canada còn thể hiện những ý nghĩa khác về sự gắn kết mọi sắc tốc trên quốc gia đa văn hòa này, sự hòa đồng. Dù là người Canada gốc Châu Âu, gốc Pháp, gốc Anh, gốc Châu Á,… đến từ đâu đi chăng nữa chỉ cần là công dân Canada thì mọi người đều đang sống dưới một lá phong, dưới một màu cờ. Trích lời dẫn của phát ngôn viên thượng viện ngài Maurice Bourget: “Lá cờ biểu tượng cho sự thống nhất quốc gia, đại diện cho tất cả người mang quốc tịch Canada, không phân biệt chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng hay quan điểm”.

CÁCH THỨC SỬ DỤNG QUỐC KỲ CANADA

Không có Luật quy định về việc sử dụng thích hợp Quốc kỳ Canada. Tuy nhiên, Bộ Di sản Canada phát hành các hướng dẫn về cách trưng bày đúng cách thức Quốc kỳ đứng riêng hoặc cùng với các hiệu kỳ khác. Hướng dẫn giải quyết trật tự ưu tiên dành cho Quốc kỳ Canada, nơi Quốc kỳ có thể được sử dụng, cách sử dụng Quốc kỳ, và nhân dân nên làm gì để tôn vinh quốc kỳ. Các đề nghị có nhan đề là “Flag Etiquette in Canada”, được Bộ Di sản Canada xuất bản dưới dạng sách và trực tuyến.

quoc ky canada 5 e1637227428933

Quốc kỳ có thể được trưng hàng ngày tại các tòa nhà do Chính phủ Canada vận hành, các sân bay, căn cứ quân sự, và văn phòng ngoại giao, cũng như bởi các công dân, trong thời gian bất kỳ trong ngày. Khi thượng Quốc kỳ, nó cần phải sử dụng cột riêng và không được thấp hơn các hiệu kỳ khác. Quốc kỳ Canada được treo rủ nhằm biểu thị một thời kỳ để tang. Quân đội Canada có một lễ nghi đặc biệt để gấp Quốc kỳ để trình diễn, như trong một tang lễ; tuy nhiên, Quân đội Canada không sử dụng cách thức này hàng ngày.

Thông qua bài viết này chúng tôi đã giúp du khách hiểu thêm phần nào về đất nước Canada xinh đẹp cũng như những ý nghĩa sâu xa của Quốc kỳ Canada. Nếu du khách muốn khám phá nhiều hơn về vùng đất rộng lớn này hãy Book Tour Canada của chúng tôi nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ và nhiều điều thú vị!

 

12 loai banh ngot 13

12 loại Bánh ngọt ngon nổi tiếng của ẩm thực Canada

Canada nổi tiếng với nền văn hóa ẩm thực độc đáo bởi ảnh hưởng từ những người dân bản địa đến người Anh, Pháp, Mỹ,… Trong đó, các món bánh ngọt tráng miệng cũng là một phần quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của ẩm thực “xứ sở lá phong”.

Bánh Bannock

Bannock, tuy chỉ là một loại bánh mì đơn giản nhưng nó lại rất nổi tiếng ở Canada. Bánh Bannock xuất hiện vào khoảng thế kỷ 18 hoặc 19. Món ăn được những thương nhân Scotland mang tới Canada, và từ đó du nhập vào Canada từ miền Tây đất nước.

12 loai banh ngot 1

Bánh Bannock truyền thống là một loại bánh rất dày, to, làm từ bột đại mạch hoặc yến mạch. Bánh được nướng trên một khay nướng lớn, phẳng. Ngày nay, người ta sử dụng bột mì hoặc các phụ gia khác giúp bánh mỏng và có kết cấu xốp hơn. Đôi khi, người ta còn cho thêm bơ cho bánh thêm độ ngậy.

Bánh mì vòng Bangel kiểu Montreal

12 loai banh ngot 2

Bánh mì vòng Bagel từ lâu đã trở thành món ăn nổi tiếng trên thế giới với hương vị đặc trưng riêng. Đặt chân đến Canada, du khách có thể thưởng thức món ăn này ở bất kỳ đâu trên đường phố. Nguyên liệu để làm bánh mì vòng gồm có bột mì, kẹo mạch nha, trứng, mật ong… Tuy nhiên, việc tạo hương vị đặc trưng của bánh này chính là nằm ở cách pha trộn nguyên liệu. Đây là món bánh ngon tuyệt vời, ngọt ngào, đậm vị bơ sữa và rất mềm. Mang trong mình hương vị độc đáo, bánh vòng Bagel kiểu Montrael đã làm không ít thực khách phải ngả mũ trước nó.

Bánh Bundt vị chanh

12 loai banh ngot 4

Bánh Bundt làm từ bột chua có vị chanh lấy ý tưởng từ Cơn Sốt Vàng năm 1898, khi những người Canada đi khai hoang cần bột chua để chống lại những men nấm và bệnh tật. Chiếc bánh nhỏ này như một lời bày tỏ lòng kính trọng đối với đoạn lịch sử đã qua.

Bánh Beavertails

Góp mặt vào danh sách các loại bánh ngọt nổi tiếng của Canada là bánh Beavertails. Loại bánh ngọt này được cho ra mắt bởi chuỗi bánh ngọt có thương hiệu cùng tên vào năm 1978. Thực tế, đây là một công thức gia truyền của gia đình Graham Hooker – chủ thương hiệu trong nhiều năm. Cho tới năm 1978, ông mới quyết định mở tiệm bánh BeaverTails đầu tiên tại Killaloe, tỉnh Ontario. Cho tới nay, thương hiệu đã có cơ sở trên khắp Canada.

12 loai banh ngot 5

Bánh Beavertails được người thợ bánh nhào nặn tạo hình giống đuôi của những chú hải ly, nên chiếc bánh này tên là “Beavertails”, dịch ra là những cái đuôi hải ly. Sau khi được chiên lên, bánh sẽ được phết lên một lớp topping. Topping thường là bơ béo ngậy hoặc những loại mứt, chocolate và trái cây tươi.

Khi thưởng thức món ăn đậm chất ẩm thực Canada này du khách sẽ cảm nhận được độ giòn của bánh khi bên trong vẫn còn xốp mềm hòa quyện với vị ngọt tươi mát của phần topping bên trên. Có thể nói đây là một món bánh ngon mà du khách phải thử khi đặt chân tới Canada.

Bánh Pouding Chômeur

Pouding chômeur được dịch ra “bánh Pudding của người đàn ông thất nghiệp”, là một món tráng miệng ở Canada được tìm thấy trong nhiều nhà hàng cao cấp.

12 loai banh ngot 6

Món bánh tráng miệng này được tạo ra bởi những người phụ nữ làm việc trong các nhà máy trong cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930. Bánh mì cũ được ngâm và nướng trong nước xốt đường nâu, tạo ra một loại bánh pudding. Qua nhiều năm, bánh mì đã được thay thế bằng bột bánh, và nước xốt đường nâu phát triển để kết hợp với kem và siro nóng hoặc Caramel. Chỉ với một vài thành phần cơ bản như thế vẫn có thể tạo ra một món ăn ngon tuyệt.

Bánh Nanaimo Bar

Nanaimo Bar là một loại bánh nổi tiếng của Canada được đặt tên theo thành phố Nanaimo thuộc tỉnh British Columbia.

12 loai banh ngot 7 e1637156095982

Đây là một món tráng miệng nhìn đơn giản, nhưng có cách làm rất cầu kì. Nanaimo Bar gồm 3 lớp: Phần đế là bánh quế với hạt (hạt dẻ, hạnh nhân hoặc hồ đào) cùng với vụn dừa; lớp giữa là kem trứng, và trên cùng là xốt Chocolate Ganache. Tùy theo từng vùng mà thợ làm bánh sẽ cho thêm trà xanh, bơ đậu phộng, bạc hà,… để bánh có nhiều hương vị.

Công thức của Nanaimo Bar được xuất hiện lần đầu vào giai đoạn năm 1953-1954. Món bánh đã nhanh chóng chiếm vị thế trong ẩm thực Canada. Vào năm 1985, thị trưởng thành phố Nanaimo đã tổ chức cuộc thi để tìm ra những thanh Nanaimo ngon nhất. Người chiến thắng là Joyce Hardcastle, công thức của cô đã được lưu lại trên website của thành phố. Sau đó 1 năm, món ăn đã được biết đến rộng rãi trên thế giới sau khi xuất hiện tại triển lãm Expo 86 với hình ảnh là món tráng miệng đặc sản của Canada.

Bánh Butter Tarts

12 loai banh ngot 3

Nếu nhắc đến món bánh có “tuổi thọ” lâu đời ở Canada, thì hẳn không thể thiếu cái tên “Butter Tarts” (bánh Tart bơ). Bánh này có hình dáng nhỏ xinh với hai lớp. Một lớp nhân bên trong là Siro tan chảy được bao bọc với vỏ bánh giòn, xốp ở bên ngoài. Bánh thường được thêm chút hương vị hấp dẫn của nho khô hay chocolate.

Bánh Saskatoon Berry Pie

12 loai banh ngot 8

Saskatoon Berry Pie là kiểu bánh có lớp vỏ gần giống như bánh Tart nhưng ít bơ và đường hơn. Lớp trên cùng của bánh là những loại quả họ berry như việt quất, mâm xôi, dâu tây,… Tất cả những loại quả này sẽ tạo cho du khách một cảm giác thật ngon miệng khó quên. Bánh Saskatoon Berry Pie thường được các thực khách mô tả có một hương vị ngọt ngào thanh mát.

Bánh Lumberjack

12 loai banh ngot 9

Được lấy cảm hứng từ chiếc áo của người tiều phu, bánh Lumberjack là “đặc sản” chỉ có ở Canada. Để cho ra lò một chiếc Lumberjack, người thợ làm bánh phải tốn khá nhiều công sức. Bù lại, những chiếc bánh ngọt này sẽ khiến khách hàng thương nhớ ngay từ lần đầu tiên bởi vừa ngon miệng vừa “ngon mắt”.

Bánh Jos Louis

12 loai banh ngot 10

Bánh Jos Louis, một biến thể của bánh kem và bánh kẹp Sandwich. Hai lớp cốt bánh bông lan màu đỏ thẫm đặc trưng của người Canada kẹp lớp kẹo mềm marshmallow vào giữa, bao bọc bên ngoài là lớp chocolate sữa. Tất cả đã làm nên một loại bánh đáng kinh ngạc mà ai cũng muốn một lần nếm thử.

Bánh Figgy Duff

12 loai banh ngot 12

Figgy Duff là một loại bánh phổ biến trong nền ẩm thực Canada. Loại bánh này thường được sử dụng trong những bữa chính của người dân nơi đây, đặc biệt là vùng Newfoundland và Labrador. Để làm ra một chiếc bánh Figgy Duff thật ngon, thợ làm bánh sẽ phải trộn các loại quả khô như nho khô cùng với bột mì và bột nở và thêm một chút đường hay mật ong, sau đó đem cho vào một cái túi và ủ cho tới khi bột nở ra thì mang luộc chín.

Bánh Timbits

Timbits là những chiếc bánh Donut nhỏ đáng yêu từ thương hiệu nhượng quyền Canada Tim Hortons. Chúng được tìm thấy ở khắp mọi nơi và là món tráng miệng ở Canada phổ biến nhất.

12 loai banh ngot 11

Tim Hortons, được đặt theo tên của người chơi khúc côn cầu, bắt đầu như một cửa hàng cafe và bánh rán ở Hamilton, Ontario. Nhượng quyền thương mại đã giới thiệu các loại bánh kẹo có kích vừa miệng vào năm 1976. Cửa hàng này hiện tuyên bố đã bán đủ Timbits để kéo dài lên mặt trăng và quay lại gần năm lần như vậy. Tại Tim Hortons, thực khách có thể chọn gói 10, 20 hoặc 50 chiếc bánh với các hương vị như táo rán, chocolate, bánh sinh nhật, kem chua, vỏ mật ong, hoặc Caramel muối,…

Trên đây là 12 món bánh ngọt tráng miệng trứ danh của Canada. Những chiếc bánh ngọt rất độc đáo, đơn giản và vô cùng ngon miệng, chắc chắn là một trong những lý do khiến Canada trở thành một trong những quốc gia hàng đầu để đến du lịch.